Đến 11h45 cùng ngày, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thu Thủy nhận thấy sản phụ vỡ ối, tim thai không ổn định đã nhanh chóng báo bác sĩ.
Sau khi thăm khám, TS.BS Lâm Đức Tâm quyết định mổ lấy thai khẩn cấp. Do được chuẩn bị từ trước nên sau khi bác sĩ chỉ định, ngay lập tức ê kíp đưa sản phụ đến phòng phẫu thuật.
Hình ảnh dây rốn thắt nust được kíp mổ ghi lại. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
15 phút sau em bé gái xinh xắn nặng 3kg được chào đón khỏe mạnh. Đồng thời, bác sĩ kiểm tra phát hiện dây rốn em bé bị thắt nút, đây là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đến thai nhi, nhất là giai đoạn chuyển dạ vì đây là “cửa ngõ” vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng cho bé.
Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng khi vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.
Đây là tình trạng bệnh lý do thai di chuyển trong giai đoạn cuối 3 tháng đầu tạo ra. Tỷ lệ gặp chiếm khoảng 0,3% đến 1% tuỳ từng nghiên cứu. Khi dây rốn thắt nút, đa số các trường hợp sẽ thắt lỏng, thai nhi thường ít bị ảnh hưởng trong quá trình có thai. Nhưng khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ tử vong trong bụng mẹ.
Dây rốn thắt nút được hình thành trong quá trình thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: dây rốn dài, đa ối, thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, đa thai 1 túi ối, …
Dấu hiệu phổ biến của dây rốn thắt nút là sự suy giảm hoạt động của thai nhi. Còn nếu dây rốn thắt nút xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát, đo nhịp tim để phát hiện được bất thường của nhịp tim thai. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của dây rốn thắt nút, mẹ cần lưu tâm đến hoạt động của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!