Đến hơn 62% bệnh viện tại Việt Nam thiếu khoa dinh dưỡng

Sống khỏe mạnh - 04/28/2024

Thêm vào đó, việc tổ chức dinh dưỡng – tiết chế trong bệnh viện chưa được hoàn thiện theo yêu cầu, nhân lực còn thiếu và chưa thích hợp.

Theo một khảo sát do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tiến hành trong tháng 1-2/2016 tại 616 bệnh viện trong cả nước cho thấy, việc tổ chức dinh dưỡng – tiết chế trong bệnh viện chưa được hoàn thiện theo yêu cầu, nhân lực còn thiếu và chưa thích hợp.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị khoa học dinh dưỡng lâm sàng khu vực phía Bắc do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Trường ĐH Y dược Thái Bình tổ chức ngày 5/5/2016. Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Y tế, các bệnh viện Trung ương, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và đại diện lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng y của 29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Theo quy định tại Thông tư 08/2011/TT-BYT Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong các bệnh viện, quy định tất cả các bệnh viện công lập từ hạng 3 trở lên phải thành lập và có quyết định biên chế khoa dinh dưỡng.

Đến hơn 62% bệnh viện tại Việt Nam thiếu khoa dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng bằng đường xông cho người bệnh tại BV Bạch Mai

Tuy nhiên, trong một khảo sát do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tiến hành trong tháng 1-2/2016 tại 616 bệnh viện trong cả nước cho thấy, việc tổ chức dinh dưỡng – tiết chế trong bệnh viện chưa được hoàn thiện theo yêu cầu, nhân lực còn thiếu và chưa thích hợp.

Cụ thể, có 62,2% bệnh viện chưa thành lập khoa dinh dưỡng (tương đương 383 bệnh viện chưa thực hiện đúng về việc thành lập khoa dinh dưỡng), trong khi đó theo quy định bệnh viện hạng 3 trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng; 19,8% bệnh viện chưa có bộ phận dinh dưỡng điều trị; 29,6% cán bộ khoa dinh dưỡng có trình độ dưới trung cấp… Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyên môn cơ bản về dinh dưỡng như xây dựng chế độ bệnh lý, cung cấp suất ăn theo chỉ định, tổ chức khám, tư vấn về dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh trước khi vào viện chưa được thực hiện nghiêm túc; công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng kết quả nghiên cứu dinh dưỡng trong điều trị còn thấp.

Khảo sát này được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trình bày  ngay tại Hội nghị khoa học Dinh dưỡng lâm sàng.

Cũng theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Thông tư 08 quy định, tất cả các bệnh nhân vào viện phải được đánh giá sàng lọc về dinh dưỡng, nhưng qua khảo sát, chỉ có 75,2% bệnh viện đánh giá tình trạng này. 50% bệnh viện không xây dựng thực đơn áp dụng cho người bệnh, do thiếu cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng hoặc chưa có sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện. 43,2% khoa/tổ dinh dưỡng có lưu mẫu thức ăn hàng ngày.

Đến hơn 62% bệnh viện tại Việt Nam thiếu khoa dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ rất cần cho người bệnh (Ảnh minh họa)

Theo khảo sát, việc tổ chức dinh dưỡng - thiết chế trong bệnh viện chưa được hoàn thiện theo yêu cầu, nhân lực còn thiếu và chưa thích hợp; Thực hiện chuyên môn chưa đầy đủ.

Cũng tại Hội nghị, các chuyên gia cho biết, Tháng Dinh dưỡng năm 2016 tại khu vực Đông Nam Á sẽ được tổ chức với chủ đề Dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên để phòng chống đái tháo đường. Tại Việt Nam, Lễ phát động Tháng Dinh dưỡng triển khai vào ngày 28/5 tại Nghệ An. Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6 sẽ do Viện Dinh dưỡng Quốc gia triển khai trên toàn quốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!