Điểm xét tuyển bổ sung phải đảm bảo quyền lợi của thí sinh

Thời sự - 04/29/2024

Bộ GD&ĐT yêu cầu, các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo mức điểm chuẩn các đợt sau không được thấp hơn đợt 1, đảm bảo nguyên tắc xét tuyển lấy điểm từ trên xuống.

Từ ngày 10/10, các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu thì có thể xét tuyển bổ sung (được thực hiện một lần hay nhiều lần) cho đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 28/2/2021.

Để xét tuyển bổ sung, các trường phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ (lưu ý điểm nhận hồ sơ không thấp hơn mức điểm trúng tuyển đợt 1), thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường cần đảm bảo thời gian công bố thông tin đủ để thí sinh tiếp nhận thông tin, ra quyết định, và nộp hồ sơ.

Điểm xét tuyển bổ sung phải đảm bảo quyền lợi của thí sinhThí sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối vào trước 17h ngày 10/10/2020.

Bộ GD&ĐT lưu ý, các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm chuẩn các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển theo quy trình như đợt 1 nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh và sự công bằng trong tuyển sinh.

Những trường hợp vi phạm nguyên tắc này, Bộ GD&ĐT sẽ nhắc nhở, cảnh cáo, đảm bảo quyền lợi thí sinh và công bằng tuyển sinh.

Bên cạnh đó, kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường cũng phải công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển. Trường cập nhật danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Với trường hợp thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể căn cứ vào các thông tin do trường công bố để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường (nộp tại trường, qua chuyển phát nhanh, hoặc theo quy định của từng trường); thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.

Theo lịch tuyển sinh ĐH năm 2020 của Bộ GD&ĐT trước 17h ngày 5/10 các trường phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Theo số liệu sau khi lọc ảo (từ 2 đến 4/10), hiện có 165 đơn vị, chiếm 53,57% tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này là 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh).

Tuy nhiên, hiện tại có hơn 46% đơn vị chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Ngoài ra, còn khá nhiều trường, ngành xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác cũng chưa tuyển đủ chỉ tiêu.

Theo số liệu từ Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), sau kết quả xét đợt 1, có 83 trường (chủ yếu là các trường ngoài công lập), trường thuộc tỉnh, trường ở vùng sâu, vùng xa, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non, có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ 15/10 đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 28/2/2021.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào điểm chuẩn trúng tuyển đã được các trường công bố, thí sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối vào trước 17h ngày 10/10/2020.

Thí sinh xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường bằng thư chuyển phát nhanh. Ngoài ra, tùy theo quy định của Sau khi thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học, nhà trường triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường. Để chuẩn bị cho việc nhập học, thí sinh cần chuẩn bị sẵn bốn loại giấy tờ sau: Học bạ; giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (đối với những thí sinh trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp) hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước); giấy khai sinh; các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định; giấy triệu tập trúng tuyển.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!