Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ như thế nào mới đúng?

Kiến Thức Y Học - 05/09/2024

Thủy đậu là bệnh thường thấy ở trẻ em, bệnh do virus Varicella zoster gây ra và mang lại nhiều phiền toái cho trẻ. Vậy điều trị bệnh thủy đậu như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết.

Thủy đậu là bệnh thường thấy ở trẻ em, bệnh do virus Varicella zoster gây ra và mang lại nhiều phiền toái cho trẻ. Vậy điều trị bệnh thủy đậu như thế nào là đúng?Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết.

Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ như thế nào mới đúng?

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thường khởi phát đột ngột, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10 ngày đến 2 tuần bệnh sẽ xuất hiện với triệu chứng là nổi mụn nước. Mụn nổi ở mặt, các chi và thân, trong vòng 12-24h có thể lan ra toàn thân. Mụn có kích thước đường kính từ 1 đến 3mm (trường hợp nặng mụn sẽ to hơn), trong mụn có dịch trong, nếu bị nhiễm trùng sẽ chuyển màu đục do chứa mủ trong mụn.

Bên cạnh đó ở trẻ nhỏ còn xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, biếng ăn, với những trẻ lớn hơn có thể kèm theo đau đầu, đau cơ, nôn ói, ngứa ngáy nơi các mụn nước.

Nếu không có biến chứng bệnh sẽ hết sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, khi các nốt rạ khô và bong vẩy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu mụn nước bị nhiễm trùng thì có thể để lại sẹo.

Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ như thế nào mới đúng?

Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ như thế nào là đúng?

Những nguyên tắc cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

- Cách ly trẻ để tránh lây lan: bệnh dễ truyền nhiễm và lây lan thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với các mụn ngứa hoặc lây qua không khí khi trẻ nhiễm thủy đậu ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc quần áo, ga trải giường có nhiễm nước mũi hoặc chất dịch từ mụn ngứa từ trẻ.

- Chỉ ngừng cách ly khi trẻ ngưng nổi nốt rạ, mụn nước đã đóng vẩy và bong hết.

- Vệ sinh, xử lý cẩn thận các nốt rạ để tránh nhiễm trùng.

- Bệnh không có thuốc đặc trị, nên bản chất của việc trị bệnh là điều trị các triệu chứng của bệnh.

Hướng điều trị bệnh

- Vì là bệnh ngoài da nên khi điều trị bệnh quan trọng nhất là phải giữ cho da trẻ sạch sẽ, vệ sinh cơ thể trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn, tránh làm vỡ các mụn nước, thường xuyên thay quần áo cho trẻ để tránh nhiễm trùng nhưng cũng cần hết sức cẩn thận vì việc làm này dễ làm vỡ các bóng nước.

- Tuyệt đối tránh để trẻ dùng tay gãi các nốt ngứa. Điều trị ngứa bằng cách thường xuyên tắm nước ấm cho trẻ, dùng xà phòng trung tính hoặc dùng thuốc kháng sinh có tác dụng giảm ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra có thể dùng hồ nước và xanh methylene để bôi lên các nốt mụn bị vỡ.

- Nếu trẻ sốt cao thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đồng thời sử dụng cả thuốc an thần tránh trường hợp trẻ bị co dật. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Trường hợp xuất hiện biến chứng cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và xác định hướng điều trị cụ thể.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin khi đang điều trị thủy đậu cho trẻ bởi aspirin khi dùng cho người bị thủy đậu có thể gây ra hội chứng Reye – một bệnh tổn thương não cấp tính và thoái hóa mỡ gan, bệnh thường bắt đầu ngay sau khi hồi phục từ một căn bệnh virus cấp tính, đặc biệt là cúm và thủy đậu.

- Chú ý tới việc chăm sóc trẻ: cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nóng và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, để trẻ nằm ở buồng thoáng và kín gió để đề phòng biến chứng.

- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn có tính cay nóng trong thời gian trẻ bị bệnh. Cho trẻ uống nhiều nước ngay cả khi trẻ không đòi uống nước hoặc có biểu hiện khát nước bởi nước có tác dụng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể trẻ.

Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ như thế nào mới đúng?

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Mặc dùbệnh thủy đậu lành tính, không có những triệu chứng nặng ngoài nổi mụn nước, tuy nhiên bệnh có thể để lại nhiều biến chứng quan trọng.

Các biến chứng nhẹ là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn là nhiễm trùng huyết do vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu. Bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não,...

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh này sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Trong 3 tháng đầu thai kì, nếu phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu có thể bị sảy thai, hay khi trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như bại não, sẹo bẩm sinh, đầu nhỏ,... Còn nếu mắc bệnh trong những ngày sắp sinh hay sau sinh thì trẻ sẽ bị bệnh rất nặng với nhiều mụn nước và dễ bị biến chứng là viêm phổi và viêm đường hô hấp.

Thủy đậu là bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị tốt có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, hạn chế khả năng nhiễm bệnh bạn cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

- Cách ly người bệnh cho tới khi khỏi hoàn toàn

- Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo, khăn tắm, khăn rửa mặt, chậu tắm,...với người bệnh dễ tạo điều kiện cho virus làm lây lan

- Đeo khẩu trang y tế khi nói chuyện với người bệnh.

- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tắm rửa hàng ngày với nước ấm.

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt giũ chăn màn, đệm, gối, ga giường,...để đảm bảo sức khỏe tốt cho chính bản thân người bệnh

- Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

- Chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!