Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại

Sống khỏe mạnh - 05/21/2024

Điều trị dự phòng bệnh dại nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm.

 Điều trị dự phòng bệnh dại bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc-xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

1. Xử lý vết thương

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi-rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại

Bệnh dại nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới tính mạng (Ảnh minh họa: Internet)

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

2. Nguyên tắc điều trị dự phòng

Chỉ định dùng vắc-xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!