Đồng tính có phải là bệnh?

Giới tính - 11/24/2024

Xã hội ngày nay đã cởi mở hơn với những người đồng tính. Thế nhưng số lượng người đồng tính ngày càng tăng lại khiến dư luận đặt câu hỏi: Đồng tính giả hay thật? Đó là một loại “bệnh” hay “tình” và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?…

Đâu là nguyên nhân?

Đã từ lâu chúng ta đều nghĩ rằng: những khiếm khuyết về tâm lý, những sai lệch trong môi trường sống... cùng rất nhiều yếu tố tinh thần khác đã làm rối loạn khuynh hướng tình dục, biến những con người bình thường thành những con người đồng tính, bị cả xã hội lên án.

Những người đồng tính đã phải sống trong mặc cảm tội lỗi, không được thể hiện chính mình và trong những con người ấy có rất nhiều người là thiên tài, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Đến năm 1991, một công trình gây chấn động các nhà khoa học - đó là công trình về giải phẫu một phần não của vùng dưới đồi của 41 người chết do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong số đó có 16 người đồng tính, trong quá trình nghiên cứu một cách khoa học và xem xét nghiêm túc những chứng cứ thu thập được cho thấy: ở những người đồng tính, thành phần não điều khiển hành vi tính dục ở người và các động vật có vú cao cấp chỉ nhỏ bằng một nửa của những người bình thường.

Năm 1993, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống di truyền của con người và bệnh đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một đoạn gene đặc biệt trên nhiễm sắc thể giới tính X được truyền từ người mẹ sang và hay gặp ở những người đồng tính.

Đến năm 2003, các nhà nghiên cứu y học xã hội của Mỹ cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Do tác động của các hormon giới tính nam, nhất là testosterone, đàn ông thường có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn và bàn tay của những người phụ nữ đồng tính cũng mang đặc điểm này.

Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất cho thấy, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người có giới tính bình thường.

Rõ ràng, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của hiện tượng này.

Đồng tính có phải là bệnh?

Đồng tính có phải là bệnh?

Có thể phân nhóm đối tượng đồng tính như sau:

- Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ;

- Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình;

- Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện.

Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.

Với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, có thể phân biệt 2 thời kỳ mắc bệnh là thể bào thai (tức là mắc bệnh khi còn ở trong tử cung) và thể mắc bệnh sau khi sinh. Thực tế lâm sàng thường gặp thể bào thai, ít gặp thể sau khi sinh.

Những người có thiên hướng tình dục là đồng tính thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi sự kì thị mà họ đang gặp phải. Rất nhiều người đồng tính đã không thể đối mặt được với chính bản thân mình, giới tính của mình. Họ cảm thấy bất an, tự ti và luôn tìm cách che giấu hoặc thay đổi thiên hướng tình dục của mình. Việc nói ra mình là người đồng tính không hề dễ dàng.

Nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng, đồng tính là bệnh và nó nên được chữa khỏi bằng các liệu pháp tâm lý, thường gọi là trị liệu đền bù (reparative therapy) nhằm nỗ lực tái định hướng những người đồng tính có xu hướng tình dục với người khác giới.

Nhưng không ít nhà y học khác lại nhận định, khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành. Như thế, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay không đồng tính (dị tính) đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau.

Cho dù đã có nhận định về sự khác biệt vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 với người có giới tính nam/nữ bình thường. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX.

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, chỉ nên kết luận đồng tính luyến ái là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận đó là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cũng cho rằng: Đồng tính không phải là bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Vì vậy, xã hội cần có cái nhìn cởi mở và tôn trọng họ hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!