Jennifer (33 tuổi) đã phát hiện ra rằng cô không thể mang thai từ năm 17 tuổi do mắc một chứng bệnh hiếm gặp là hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser, còn gọi tắt là 'MRKH'. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh này là cô chưa bao giờ có kinh nguyệt.
Năm 2017, Jennifer là một trong những bệnh nhân đầu tiên thử nghiệm cấy ghép tử cung tại Đại học Pennsylvania. Ca phẫu thuật ghép tử cung diễn ra năm 2018, kéo dài 10 giờ.
Jennifer cùng chồng và con. Ảnh: CNN
6 tháng sau đó, Jennifer được cấy một phôi trữ đông đã thụ tinh vào tử cung, bắt đầu quá trình mang thai.
Quá trình mang thai của Jennifer sau đó khá dễ dàng, không có buồn nôn, ốm nghén. 'Cảm nhận những cú đạp nhỏ và được nhìn thấy hình ảnh bé trong siêu âm là điều vô giá đối với tôi', Jennifer chia sẻ.
Cấy ghép tử cung được coi là thành tựu mới trong y học sinh sản. Các bác sĩ hy vọng rằng việc cấy ghép tử cung sẽ giúp cho hàng nghìn phụ nữ không có tử cung sẽ có cơ hội được mang bầu, làm mẹ.
Điều kiện ban đầu để được cấy ghép tử cung là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, có buồng trứng khỏe mạnh, bình thường. Những người phụ nữ này sẽ được lấy trứng sau đó là quá trình kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi rồi đông lạnh phôi chờ đến ngày tử cung cấy ghép sẵn sàng chuyển phôi thai vào.
Ít nhất 1 năm sau khi cấy ghép tử cung mới có thể chuyển phôi thai vào để đảm bảo tử cung có thời gian phục hồi, hoạt động tốt nhất. Một em bé trong ca cấy ghép tử cung sẽ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ và tử cung này cũng không phải tồn tại vĩnh viễn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!