Gần 100% ca nhiễm thủy đậu là trẻ em

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu nhiều nhất.

Vi-rút Varicella Zoster (VZV), thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu, lây lan trong cộng đồng nhanh chóng. Biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da, sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động đến đời sống của trẻ như viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu bị thủy đậu, em bé sinh ra có thể bị dị dạng.

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho thấy, bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất vào tháng 3 đến tháng 4. Khoảng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em.

Trẻ sơ sinh, trẻ chưa tiêm phòng hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi nhiễm thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc lại lần thứ 2. Tuy nhiên, một số trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Mặc khác, bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con khi mẹ mang thai bị nhiễm thủy đậu. Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc... các vi-rút sẽ phát tán trong không khí. Khi chúng ta hít vào, vi-rút theo vào cơ thể sinh sôi gây bệnh. Thậm chí, bệnh có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi của bạn… có chứa vi-rút gây bệnh.

Gần 100% ca nhiễm thủy đậu là trẻ em

Khoảng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em (Ảnh minh họa: Internet)

Thủy đậu rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà không đúng cách như tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió, bôi phấn rơm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước có thể gây biến chứng nhiễm trùng. Ngoài ra, việc tự ý dùng thuốc có chứa corticoids thường làm bệnh nặng thêm.

Thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Sản, Nhi, Trung tâm Y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ, tránh lây lan trong cộng đồng khi dịch bùng phát.

Liều tiêm ngừa bệnh thủy đậu chia làm 2 nhóm tuổi. Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm một liều. Có thể tiêm thêm một liều vắc-xin thủy đậu nữa để gia tăng hiệu quả bảo vệ tối đa cho trẻ. Trẻ từ 13 tuổi trở đi cần tiêm 2 liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thủy đậu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!