Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và có thể xảy ra đối với người lớn. Thủy đậu vốn không phải là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và không có biện pháp kiêng cữ đúng cách. Dưới đây, Lily & WeCare xin chia sẻ một số dấu hiệu biến chứng thủy đậu để các mẹ biết và phòng ngừa kịp thời.
1. Các biến chứng thủy đậu nguy hiểm
Nhiễm trùng da
Vào giai đoạn đầu khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị nổi lên các nốt đậu, sau đó vào giai đoạn cuối thì những nốt đậu đó sẽ mờ dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu người bệnh không kiêng cẩn thận thì các nốt đậu có thể gây nhiễm trùng da, viêm mủ da, tróc lở và để lại sẹo gây nhiễm trùng máu và mất thẩm mỹ.
Viêm phổi
Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị viêm phổi đó là sốt cao, khó thở, cơ thể tím tái, thậm chí còn ho ra máu. Đây là một trong những biến chứng thủy đậu nguy hiểm nhất và thường xảy ra ở người lớn, có thể dẫn đến tử vong.
Viêm não
Biến chứng này vô cùng nguy hiểm, gây viêm màng não ở người bệnh rồi dẫn đến viêm não, tỷ lệ tử vong khi người bệnh mắc phải biến chứng này rất cao hoặc nếu qua khỏi thì người bệnh cũng sẽ bị để lại những di chứng nặng nề hoặc phải sống thực vật cho đến cuối đời.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ mang thai
Mẹ bị thủy đậu trong vòng từ 2-5 ngày trước khi sinh thì con sinh ra cũng dễ bị mắc bệnh thủy đậu và tỷ lệ tử vong ở trẻ lúc này là khoảng 30%
Mẹ bị thủy đậu trước khi sinh 1 tuần mà bệnh lành tính có thể sẽ không nguy hiểm nhiều đến trẻ.
Mẹ bị thủy đậu dưới 20 tuần trước khi sinh thì con sinh ra chỉ chiếm tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2%. Trẻ sinh ra thường có những dấu hiệu như nhẹ cân, tay chân ngắn, đầu bé...
Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai mà bị mắc bệnh thủy đậu trong 16 tuần đầu của thai kỳ thì nhiều khả năng sẽ bị sảy thai, do vậy đây sẽ là biến chứng thủy đậu nguy hiểm nhất xảy ra đối với những bà mẹ đang mang thai trong 4 tháng đầu tiên.
Bệnh zona
Đây là biến chứng muộn của thủy đậu do siêu virus gây ra. Người bệnh sau khi khỏi bệnh vẫn có thể tái phát do virus thủy đậu vẫn sống tiềm tang trong cơ thể người bệnh có thể bị kích hoạt trở lại và phát triển thành bệnh zona hay còn gọi là bệnh đậu thần kinh zona.
Tử vong
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ em khỏe mạnh mà mắc bệnh thủy đậu là 2/100.000, ở người lớn cao gấp 15 lần và những biến chứng thủy đậu ở người lớn thì nguy hiểm hơn trẻ em gấp 15 lần.
Biến chứng viêm phổi của thủy đậu
2. Cách điều trị và phòng tránh thủy đậu cho trẻ.
Bệnh thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi và không để lại sẹo?
Những biến chứng sau khi phá thai bằng thuốc mà chị em nên biết
Mụn nước thủy đậu bị vỡ phải làm sao?
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu bội nhiễm
Bị thủy đậu những điều nên kiêng và các sai lầm
Bởi những biến chứng thủy đậu nguy hiểm có thể xảy ra như trên nên việc chăm sóc và điều trị cho những người bị thủy đậu là vô cùng quan trọng để bệnh không phát triển và diễn biến thành những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Độ tuổi thường mắc bệnh trẻ em trong khoảng từ 2 đến 8 tuổi và thậm chí cả những người lớn hơn. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu, cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được làm vỡ các nốt đậu, không bôi dung dịch nilian lên các nốt đậu để tránh các vết đậu càng bị nhiễm trùng hơn. Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày để giữ vệ sinh da, tránh tình trạng để cơ thể bẩn khiến cho vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập hơn. Thủy đậu có thể điều trị tại nhà nhưng trong quá trình điều trị, nếu thấy bé có những biểu hiện như ho nhiều, khó thở, sốt cao thì phải lập tức nhập viện ngay.
Thủy đậu lây lan rất nhanh nên cách tốt nhất để phòng bệnh đó là tiêm văcxin ngừa thủy đậu. Nếu trong gia đình có người mắc thủy đậu, cần cách ly bệnh nhân ngay sau khi nổi bóng nước đến 7 ngày sau. Bệnh nhân bị thủy đậu nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời chú ý đến việc khử khuẩn đồ dùng cá nhân của mình và gia đình hàng ngày bằng nước sôi để tránh các tình trạng lây nhiễm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!