Bệnh thủy đậu bội nhiễm là gì?
Thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan và trở thành dịch bệnh thường xuất hiện vào những ngày cuối đông đầu xuân. Bệnh thường diễn ra trong khoảng 1 tuần đến 12 ngày, sau đó chúng sẽ tự biến mất. tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, sức đề kháng của người bệnh quá kém, đang mắc một số căn bệnh kèm theo dẫn đến biến chứng viêm da do bội nhiễm vi khuẩn trên nốt thủy đậu.
Thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng những nốt thủy đậu bị mưng thành mủ, hậu quả của nó khiến thời gian mắc bệnh lâu hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Khi mụn thủy đậu lặn đi chúng sẽ để lại những vết sẹo và rất khó phục hồi. Đặc biệt khi bị thủy đậu bội nhiễm trên mặt để lại những vết sẹo là nỗi ám arnmh của nhiều người.
Người bị suy dinh dưỡng nặng gặp biến chứng thủy đậu bội nhiễm có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da. Trong nhiều trường hợp, thủy đậu bội nhiễm còn gây nên viêm phổi, viêm tai, viêm thanh quản...
Đặc biệt ở những trường hợp nhạy cảm như phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu hoặc những ngày gần sinh thì đặc biệt cảnh giác, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên thai nhi nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
bệnh thủy đậu bội nhiễm
Bệnh thủy đậu bội nhiễm có nguy hiểm không?
Bệnh thủy đậu bội nhiễm thông thường sẽ để lại sẹo và có thể nhiễm khuẩn do vi khuẩn trên da nhiễm khuẩn vào máu. Biến chứng nhiễm khuẩn gây ra tổn thườn ở cơ quan phủ tạng và có thể đe dọa tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị thủy đậu bội nhiễm cần kết hợp uống thuốc kháng sinh toàn thân và kết hợp bôi sát khuẩn ở những nơi bị vỡ.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm bằng nước ấm mỗi ngày và tránh động vào những mụn thủy đậu. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ vào mụn dễ gây vỡ.
Sát trùng các nốt đậu bội nhiễm
Điều trị thủy đậu bội nhiễm.
Thủy đậu: Phương thức lây và cách ngừa lây thủy đậu
Các loại thuốc điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Mụn nước thủy đậu bị vỡ phải làm sao?
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào cho đúng cách
Làm thế nào khi trẻ nhỏ bị thủy đậu
Muốn điều trị được thủy đậu bội nhiễm bạn cần nhận diện chính xác những nốt thủy đậu đó có phải bội nhiễm hay không sau đó dùng thuốc để điều trị.
điều trị bệnh thủy đậu bội nhiễm kết hợp thuốc sát khuẩn tại chỗ với kháng sinh toàn thân. Dùng thuốc sát trùng ngoài da bội tại các nốt đậu như xanh methylen, sử dụng thuốc kháng sinh chống ngứa như histamin. Sử dụng vancomycin hay oxacillin để điều trị tổn thương da mủ do tụ cầu. Nếu gặp biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 hoặc nhóm quinolon. Không sử dụng quinolon cho phụ nữ có thai và cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!