Hội chứng mệt mỏi kinh niên ở phụ nữ

Sống Khỏe - 12/22/2024

Hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome – CFS), là một căn bệnh đau cơ nhức mỏi mãn tính phức tạp. Phụ nữ có khả năng mắc chứng bệnh này nhiều gấp 2-4 lần so với nam giới. Những người mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên trải qua một loạt các triệu …

Hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome – CFS), là một căn bệnh đau cơ nhức mỏi mãn tính phức tạp. Phụ nữ có khả năng mắc chứng bệnh này nhiều gấp 2-4 lần so với nam giới. Những người mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên trải qua một loạt các triệu chứng khiến họ gặp khó khăn trong công việc hàng ngày, ví dụ như thay đồ hoặc tắm. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Làm thế nào biết được bạn mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng mệt mỏi kinh niên bao gồm:

  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong hơn 24 giờ sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần;
  • Không có cảm giác sảng khoái sau khi ngủ, hoặc có vấn đề về giấc ngủ;
  • Không thể tập trung, khó khăn trong việc tập trung, hoặc có vấn đề về trí nhớ;
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu khi ngồi hoặc đứng (Do tụt huyết áp);
  • Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể;
  • Đau nhức ở các khớp không bị sưng hay nổi mẩn đỏ;
  • Đau đầu;
  • Đau khi chạm vào hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cánh tay;
  • Đau họng thường xuyên.

Những triệu chứng này có thể nặng hơn sau khi bạn hoạt động hoặc sử dụng đầu óc trong thời gian dài. Các triệu chứng có thể hết sau một thời gian ngắn, hoặc chúng có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng năm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em nên phòng ngừa hội chứng mệt mỏi kinh niên như thế nào?

Không có phương pháp phòng ngừa hội chứng mệt mỏi kinh niên, điều trị ngay từ đầu có thể giúp giảm thiểu khả năng bệnh tiến triển nặng hơn.

Các phương pháp điều trị chứng mệt mỏi kinh niên:

Về thuốc

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng:

  • Thuốc chống suy nhược: Nhiều người mắc chứng mệt mỏi kinh niên cũng có thể bị suy nhược. Điều trị suy nhược có thể hỗ trợ bạn trong việc hạn chế những vấn đề do chứng mệt mỏi kinh niên gây ra. Dùng thuốc chống suy nhược liều thấp có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ và giúp giảm đau.
  • Thuốc ngủ: bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc ngủ theo đúng chỉ định, đồng thời bạn không nên sử dụng caffeine.

Về liệu pháp trị liệu

  • Tập thể dục: chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giới thiệu cho bạn bài tập thể dục phù hợp. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, có nghĩa là bạn đã tập luyện quá nhiều. Hãy từ từ gia tăng cường độ tập luyện để cơ thể bạn dần làm quen.
  • Tư vấn tâm lý: chuyên viên tư vấn có thể hướng dẫn bạn các lối sống và cách sinh hoạt để hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của chứng mệt mỏi kinh niên.

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!