[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Bí quyết sống khỏe - 05/02/2024

Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương đối an toàn, song vẫn tiềm ẩn những rủi ro mà người bệnh phải đối mặt khi bước vào phòng mổ.

Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương đối an toàn, song vẫn tiềm ẩn những rủi ro mà người bệnh phải đối mặt khi bước vào phòng mổ.

Túi mật của bạn có thể được ví như “nhà kho” chuyên dự trữ dịch mật do gan sản xuất để tiêu hóa chất béo. Có khoảng 1 lít dịch mật đổ vào đường ống dẫn  mật hàng ngày, phần lớn trong số đó được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Trong mỗi bữa ăn, khi thức ăn vào đến tá tràng sẽ kích thích túi mật co bóp mạnh và tống một lượng mật cần thiết xuống tá tràng để tiêu hóa.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng túi mật không quan trọng  bởi cắt đi rồi, dịch mật sẽ vẫn được gan sản xuất và đưa xuống thẳng tá tràng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc lạm dụng cắt túi mật đã để lại nhiều rủi ro cho người bệnh như tiêu chảy thường xuyên, đau, đầy trướng.. .

Rủi ro trong và sau khi phẫu thuật cắt túi mật

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?Người bệnh có thể gặp một số rủi ro biến chứng khi cắt túi mật

Trong và sau quá trình thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro biến chứng như:

1. Xuất huyết: Ngay sau khi vừa phẫu thuật, một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết và cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.

2. Rủi ro gây mê: Một số người có cơ địa quá mẫn cảm có thể bị dị ứng hoặc phản ứng với thuốc gây mê. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

3. Nhiễm trùng: Vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ… Người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật để hạn chế tình trạng này.

4. Rò rỉ mật: Khi bác sĩ sử dụng những kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ lúc lấy túi mật, dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây viêm phúc mạc.

5. Tổn thương ống mật: Các ống dẫn mật có thể bị tổn thương ngay trong quá trình loại bỏ túi mật. Khi đó người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa để giải quyết các tổn thương này.

6. Huyết khối tĩnh mạch sâu: Một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối)  trong quá trình phẫu thuật, gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu, gây thuyên tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.

7. Tổn thương ruột và mạch máu: Dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương ruột và các mạch máu. Để giảm thiểu rủi ro này, bạn nên cân nhắc chọn những bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm.

Đáng chú ý nhất, nhiều người bệnh sau phẫu thuật vẫn gặp phải những rối loạn về tiêu hóa với các triệu chứng tương tự như khi còn sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao….

Cắt túi mật có loại bỏ hoàn toàn được sỏi mật?

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?Nguy cơ tái phát sỏi sau khi phẫu thuật khiến người bệnh rất lo lắng

Phẫu thuật không thể loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi

Phẫu thuật cắt túi mật là cần thiết trong các trường hợp sỏi gây biến chứng cấp tính. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế để tránh rủi ro cho người bệnh chứ không loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi. Sau cắt túi mật, có đến 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm.. Vì thế, để loại sỏi hoàn toàn  cần có sự phối kết hợp của nhiều giải pháp khác nhau, mang lại tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.

Cơ hội loại bỏ sỏi hoàn toàn bằng thảo dược Đông y

Nhiều thầy thuốc đánh giá cao vai trò của các thảo dược Đông y trong vấn đề hỗ trợ điều trị sỏi túi mật và phòng ngừa tái phát sỏi mật. Trong đó phải kể đến 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu và Kim tiền thảo.

Nghiên cứu đã chứng minh sự phối hợp của 8 thảo dược quý trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm. Từ đó, bài thuốc giúp cân bằng lại hệ thống gan mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật và ngăn ngừa nguy cơ sỏi tái phát.

Dù đã cao tuổi nhưng bà Len (Thanh Hà – Hải Dương) hãy còn rất nhanh nhẹn, thời gian sau bà thường xuyên gặp phải triệu chứng ăn không tiêu, đau mạn sườn phải âm ỉ nhưng bà không chú ý đến. Đến năm 2005, đau dữ dội, buồn nôn liên tục đi khám mới biết sỏi mật và phải nhập viện mổ cắt túi mật. Những tưởng mổ là xong nhưng bà vẫn còn đau vùng mạn sườn phải, chán ăn, người gầy còm. May mắn, biết đến sản phẩm Kim Đởm Khang bà uống liền mấy hộp thì thấy người nhẹ hơn, tiêu hóa tốt, không còn đầy hơi nữa.  

Để đi đến chỉ định cắt túi mật là một quyết định bất đắc dĩ khi tình trạng sỏi mật của người bệnh quá nghiêm trọng, song điều này vẫn không có nghĩa bạn sẽ hoàn toàn khỏi bệnh. Thay vì quá mong đợi vào việc phẫu thuật cắt túi mật sẽ giúp mình giải thoát cơn đau nhanh chóng, tốt nhất bạn nên chủ động tìm cách điều trị và điều chỉnh lối sống lành mạnh. Với tinh thần “chậm mà chắc”, bạn có thể đẩy lùi bệnh tật mà không phải chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ và biến chứng đi kèm.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tất tần tật thông tin mổ nội soi cho sỏi túi mật
  • Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y, hiệu quả đến đâu?
  • Phẫu thuật cắt túi mật có nguy hiểm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!