Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, dùng cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể. Trong Đông y, quất hồng bì còn được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả.
Chữa ho do ngoại cảm (ho gió)
Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20 - 30 g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.
Giải cảm, hạ sốt
Lá quất hồng bì tươi 30 g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
Kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh
Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30 g, rễ sử quân 20 g, quả khế chua 20 g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.
Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon (Ảnh minh họa: Internet)
Chữa bị nấc
Dùng 15 - 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả chín, dầm nát pha nước uống.
Cầm nôn mửa
Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.
Chữa tốt bệnh ho gà
Quả phơi khô, bỏ hạt 50 g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50 g, củ sả 50 g, củ bách bộ 50 g, ô mai 50 g, cát cánh 50 g, hạnh nhân 50 g, kinh giới 50 g, cam thảo 50 g, bạc hà 50 g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 - 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Hướng dẫn thêm công thức ngâm quất hồng bì:
Nguyên liệu: 1 kg quất hồng bì; 1 kg đường phèn
Cách làm
1. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước.
2. Dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả.
3. Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ.
4. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát.
Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!