Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai nhi là một hình thức khám thai bằng cách thu lại hình ảnh bên trong tử cung của mẹ và được thể hiện trực tiếp trên màn hình. Qua hình ảnh siêu âm bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu thế nào.
Hình ảnh siêu âm của mẹ bầu
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên bụng của mẹ sau đó dùng 1 thiết bị cầm tay di chuyển trên phần bụng của mẹ để nhìn thấy rõ em bé ở bên trong bụng mẹ.
Hình ảnh siêu âm sẽ được hình thành bằng việc sử dụng sóng âm thanh. Máy sẽ gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể của mẹ, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành hình ảnh sẽ được hiển thị trên màn hình. Vì thế trong quá trình siêu âm mẹ sẽ nghe được nhịp tim của bé đập.
Các loại siêu âm
Siêu âm thường có 3 loại. Các mẹ cùng xem 3 loại này có điểm gì khác biệt không nhé
Siêu âm thai 2D
Đây gọi là siêu âm 2 chiều với hình ảnh trắng đen. Đây là phương pháp đã được thực hiện lâu, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán xem chị em có mang thai hay không? Xác định xem mang thai nhiều phôi hay một phôi và kiểm tra xem vị trí thai nhi nằm bên trong hay bên ngoài tử cung mẹ, đồng thời xác định các dị tật bất thường ở thai nhi, xác định độ dài và kích thước của thai nhi…
Siêu âm 3D
Đây được gọi là siêu âm 3 chiều cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi và nhược điểm việc xác định kích thước cũng như tuổi thai không chuẩn như siêu âm 2D
Siêu âm thai 4D
Siêu âm này sẽ cho ra những hình ảnh động. Ưu điểm của phương pháp này là thấy rõ được các cử động của bé nhưng do quá trình lưu file lâu vì file nặng nên các tia bức xạ trong khi siêu âm có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Vì thế trong thai kỳ mẹ chỉ nên siêu âm 4D khoảng 2 lần thôi.
Lịch siêu âm thai định kỳ
Lịch khám thai định kỳ cho mẹ
Cách đọc kết quả siêu âm
Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi:
CRL: Chiều dài đầu mông.
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
TTD: Đường kính ngang bụng.
APTD: Đường kính trước và sau bụng.
AC: Chu vi bụng.
FL: Chiều dài xương đùi.
GS: Đường kính túi thai.
HC: Chu vi đầu.
AF: Nước ối.
AFI: Chỉ số nước ối.
OFD: Đường kính xương chẩm.
BD: Khoảng cách hai mắt.
CER: Đường kính tiểu não.
THD: Đường kính ngực.
TAD: Đường kính cơ hoành.
APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau.
FTA: Thiết diện ngang thân thai.
HUM: Chiều dài xương cánh tay.
Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
Tibia: Chiều dài xương ống chân.
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EFW: Trọng lượng thai ước đoán.
GA: Tuổi thai.
EDD: Ngày dự sinh.
Các thuật ngữ liên quan khác:
LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối.
BBT: Nhiệt độ cơ thể cơ sở.
FBP: Sơ lược tình trạng lý sinh của thai.
FG: Sự phát triển thai.
OB/GYN: Sản/phụ khoa.
FHR: Nhịp tim thai.
FM: Sự di chuyển của thai.
FBM: Sư dịch chuyển hô hấp.
FT: Đánh giá mức độ nhau thai.
Phiếu siêu âm
Một số thuật ngữ viết tắt thường gặp:
HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.
AFP: Alpha FetoProtein.
Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.
HA: Huyết áp.
Ngôi mông: Mông thai nhi ở dưới.
Ngôi đầu: Thai nhi ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
MLT: Mổ lấy thai.
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
DS: Dự kiến ngày sinh.
Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
TT: Tim thai.
TT(+): Tim thai nghe thấy.
TT(-): Tim thai không nghe thấy.
BCTC: Chiều cao tử cung.
Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).
HAcao: Huyết áp cao.
KC: Kỳ kinh cuối.
MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
Phù: Phù (sưng).
Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
TSG: Tiền sản giật.
Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
TK: Tái khám.
NV: Nhập viện.
SA: Siêu âm.
KAĐ: Khám âm đạo.
VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung:
CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau
CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau
Mẹ hãy chú ý tới lịch siêu âm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!