Phương pháp thai giáo theo Phật giáo - Sự linh cảm giữa mẹ và thai nhi

Mang thai - 05/17/2024

Khi xã hội ngày càng phát triển, mẹ bầu có thể tiếp cận với nhiều kiến thức chăm sóc thai nhi tốt về thể chất và trí não. Cùng xem phương pháp thai giáo theo phật giáo tốt cho thai nhi

Tâm lý mẹ ảnh hưởng tới thai nhi

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ phải thay đổi. Do vậy, các mẹ sẽ có những cảm xúc rất phức tạp như dễ cáu gắt, buồn phiền, giận hờn…nếu như gặp phải những việc không vừa ý mình.

Dây rốn là sợi dây liên kết cảm xúc giữa mẹ và thai nhi. Nếu mẹ có sự hận thù cơ thể mẹ sẽ tạo ra chất adrenalin, khi sợ hãi cơ thể sẽ phóng ra chất cholamine và khi phấn chấn cơ thể sẽ sản sinh ra endorophine. Các chất này qua nhau thai sẽ đến não của bé, ảnh hưởng tới quá trình phát triển, gây ra các dị tật cho thai nhi.

Trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày, nếu mẹ vui vẻ, sống thoải mái sẽ giúp con yêu ra đời rạng rỡ, năng động hơn.

Phương pháp thai giáo theo Phật giáo - Sự linh cảm giữa mẹ và thai nhi

Vì thế, tâm lý của mẹ là yếu tố cực quan trọng trong việc hình thành tâm lý, tính cách của thai nhi sau này.Ngoài ra, triết lý Phật giáo cũng có lợi cho thai nhi về sau.

Giáo dục thai nhi theo tinh thần Phật giáo

Qúa trình mang thai phụ nữ được hình thành 3 giai đoạn mỗi giai đoạn sẽ có sự phát triển khác nhau về nhận thức, hình dáng. Tùy từng giai đoạn, mẹ cần có sự giáo dục phù hợp.

Ba tháng đầu mang thai            

Vào tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén, bé lúc này chỉ là phôi thai bé xíu như hạt đậu. Khi tới tháng tiếp theo thai nhi phát triển bộ phận như ngón tay, ngón chân, mí mắt… Đây là khoảng thời gian mẹ chịu cơn ốm nghén, tức giận, cáu gắt và mệt mỏi nhất. Do vậy, ngay từ ngày đầu tiên mẹ nên giữ cho mình tâm hồn tự tại bằng phương pháp thiền và làm chủ cảm xúc của mình, không để suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến mình.

Mẹ nên nghe nhạc thiền Phật giáo vào 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Mẹ nên chọn loại nhạc không lời có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hoặc các nhạc Phật giáo có lời nhạc niệm Phật A Di Đà, nhạc Quan Thế Âm, chú Đại bi…

Âm lượng nên đủ nghe và khi nghe nhạc mẹ nên chú ý tới hình ảnh của Quan Thế Âm hay Phật Di Lăc…điều này giúp chị em cảm thấy thư thái hơn nhiều. Thai nhi cũng cảm thấy nhẹ nhàng.

Mẹ cũng có thể thiền thực hay thiền khi ăn và ăn thật chậm rãi, khi ăn không nói chuyện nên ăn nhai kỹ để hấp thụ thức ăn tốt nhất.

Sau khi ăn các mẹ nên ngồi thiền hoặc đi bộ nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút. Việc vận động nhẹ nhàng giúp thai nhi vận động và giúp cho sự phát triển sau này của bé.

Ngoài ra mẹ có thể vừa đi bộ vừa niệm Phật cũng rất tốt. Mẹ có thể niệm Nam mô A Di Đà Phật. Hãy chí tâm niệm phật để cầu nguyện cho thai nhi được khỏe mạnh là điều vô cùng lợi cho thai nhi.

Thai giáo vào 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển mạnh, các mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của em bé. Lúc này mẹ hãy luôn duy trì tâm lý ổn định, thoải mái để thai nhi luôn được vui vẻ nhất.

Trong thời gian này, mẹ nên xem các bộ phim về Phật giáo, về hạnh hiếu, nhẫn và hạnh bi của các vị bồ tát, phật và thiền sư…hay những bộ phim có tính giáo dục cao. Mẹ tránh nên xem phim kinh dị, bạo lực hay phim chiến tranh.

Nếu mẹ bầu có những muộn phiền hãy tâm sự với chồng, người thân và bạn bè để giải tỏa cảm xúc của mình. Mẹ cũng nên tạo ra tâm lý thật vui vẻ, tâm sự với bé mỗi ngày để tạo sự gắn bó với con yêu.

Trong khoảng thời gian mang thai, mẹ cần học sự bao dung, vị tha và tuyệt đối không nên cằn nhằn. Vào thời gian rảnh, nhất là vào ngày rằm, mùng 1 và lễ mẹ nên đến chùa tụng kinh, phóng sanh… Với những công đức, phước lành mẹ sẽ cầu mong cho con luôn khỏe mạnh, sống thương người.

Thai giáo trong 3 tháng cuối

Trong khoảng thời gian này, thính giác của bé đã phát triển mạnh. Bé có thể nghe âm thanh ở bên ngoài bụng mẹ. Do vậy, việc mẹ thường xuyên nghe nhạc Phật giáo, Thiền nhẹ nhàng sẽ giúp bé tiếp thu được tốt hơn.

Mẹ có thể tìm các loại sách ngụ ngôn như Phật giáo, câu chuyện về nhân quả, hiếu thảo hay các truyện cổ về dân gian để đọc cho con nghe. Mẹ có thể hát ru cho con bằng lời ru thật nhẹ nhàng hoặc nhạc niệm Quan Thế Âm… Đây là những hạt giống giúp phát triển và hình thành nhân cách của bé sau này.

Thời điểm bé sắp trào đời mẹ nên vận động nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng, sắt, vitamin cho bé thật khỏe mạnh sau này.

Tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát thời gian mang thai

Theo quan điểm của Phật giáo, mối quan hệ con người thường chia thành 4 loại đó là báo oán, báo ân, đòi nợ và trả nợ.

Phương pháp thai giáo theo Phật giáo - Sự linh cảm giữa mẹ và thai nhi

Cha mẹ, con cái và anh em trong một gia đình cũng không nằm ngoài những nhân duyên đó. Do vậy, khi đứa trẻ đầu thai vào một gia đình, nếu nó là oan gia của bạn lớn lên đứa bé sẽ ngỗ nghịch, bất đạo.

Nếu trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên đọc kinh thì ân oán sẽ dần được hóa giải.  Nếu đứa trẻ trong bụng người mẹ đến báo ân thì mối nhân duyên tốt đẹp giữa bé và cha mẹ sẽ ngày càng sâu đậm hơn. Khi đọc kinh, mẹ nên giữ tâm hồn tâm tĩnh, chí thành cung kính để được nhiều phước sau này.

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra thật khỏe mạnh và thông minh. Do vậy, khi mang thai việc giáo dục thai nhi theo tinh thần Phật pháp sẽ giúp bé khỏe mạnh, thông minh và giúp ích cho xã hội sau này.

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!