Khi có mâu thuẫn, mọi người thường tâm niệm ‘im lặng là vàng’. Tuy nhiên thực tế sự im lặng dồn nén có thể gây bất lợi về sức khỏe, tâm thần cho cả hai phía.
Ai nói ‘Im lặng luôn là vàng’ thì có thể họ chưa hiểu được hết tác động nghiêm trọng tiềm tàng của hành vi này đến một mối quan hệ lâu dài. Nếu bạn là týp người không thích chiến tranh, bạn sẽ chọn giải pháp im lặng khi xảy ra căng thẳng trong một mối quan hệ.
Chẳng hạn khi đang tranh luận với chồng, cha mẹ hoặc con cái, đến khi mọi thứ trở nên quá căng thẳng, bạn sẽ vào phòng, đóng cửa và ngậm miệng lại cho đến khi mọi chuyện dịu xuống. Lúc đó bạn nghĩ rằng thái độ im lặng giống như một chiếc van an toàn để bảo vệ bản thân và những người thân yêu, quan trọng là không để cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý khuyến cáo rằng việc một người thường xuyên chọn giải pháp im lặng trong thời gian dài có thể khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học tại ĐH Texas Christian (Fort Worth) phân tích số liệu từ 74 cuộc nghiên cứu khác nhau trên 14.000 người để tìm hiểu về tình trạng mối quan hệ của họ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người thường chọn giải pháp im lặng hoặc chịu đựng sự im lặng của người khác có thể bị ảnh hưởng về cả tinh thần và thể chất. Sự im lặng làm gia tăng sự lo lắng cho cả 2 người trong cuộc và cũng có thể làm cho một trong 2 trở nên lấn át hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy sự im lặng có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh thể chất như tiết niệu, đường ruột, hoặc rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.
Các nghiên cứu kéo dài trong giai đoạn từ năm 1987 đến 2011, không chỉ tập trung vào việc điều trị ‘bệnh im lặng’ mà còn nhằm giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng cũng như giữa cha mẹ và con cái của họ. Theo thống kê, trong đa số các trường hợp, người đàn ông thường chọn giải pháp ‘im lặng là vàng’ khi xảy ra mâu thuẫn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ nữ coi phương pháp này là tốt. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các cặp vợ chồng thường sử dụng chiêu im lặng sẽ đạt được sự hài lòng thấp hơn các cặp khác. ‘Chiến tranh lạnh’ diễn ra thường xuyên dễ khiến cho cả 2 trở nên khó thân mật và giảm sự tương quan lẫn nhau.
Vậy làm thế nào thay đổi được thói quen này?
Các nhà nghiên cứu công nhận hành vi im lặng là một giải pháp khởi đầu tốt khi một cuộc tranh luận trở nên quá căng thẳng. Đây là lựa chọn tối ưu để cả 2 có một một khoảng thời gian suy nghĩ trong một cuộc chiến, là cơ hội để làm dịu cái đầu và làm ấm trái tim đang háu chiến. Tuy nhiên, đừng vì thế mà cố kéo dài thời gian chiến tranh lạnh mà ngay sau khi mọi thứ đã nguội bớt, hãy cho đối phương thấy bạn vẫn tôn trọng họ và luôn muốn lắng nghe họ nói về những điều phiền toái đang gặp phải.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!