Mất ngủ làm cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng sức khỏe giảm sút kéo theo năng suất và hiệu quả học tập và làm việc cũng giảm sút.
Mất ngủ hay kém ngủ, đó là rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ do một số nguyên nhân sau đây:
+ Mất ngủ nguyên phát:
- Không rõ nguyên nhân:mất ngủ từ khi còn nhỏ không rõ lý do.
- Do tâm sinh lý: Do mất khả năng thích ứng hoàn cảnh hay điều kiện của hoàn cảnh sống, ví dụ thay đổi múi giờ, thay đổi môi trường sống, thay đổi chỗ ở.
- Do thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu tưới não gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân này chiến >50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ.
- Ám ảnh mất ngủ: Gặp trong chứng ám ảnh mất ngủ, bệnh nhân đêm vẫn ngủ tốt nhưng sang dậy vẫn cho rằng mình không ngủ được.
+ Mất ngủ thứ phát:
- Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm suy nghĩ không ngủ được hay do stress gây căng thẳng không ngủ được.
- Thói quen làm mất ngủ như làm ca đêm ,ăn khuya, gần chỗ ồn ào, ánh sáng…
- Bệnh tâm thần: Trầm cảm, động kinh, lo âu, tâm thần phân liệt…
- Bệnh thực thể mãn tính:đau, tê mỏi… tuổi cao.
- Dùng thuốc hay hóa chất: lệ thuộc vào thuốc ngủ, buổi tối uống cà phê, trà, hút thuốc lá hoặc dung các chất kích thích thần kinh…
Tránh stress, tạo tâm lí thoải mái sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn
+ Do thói quen trong sinh hoạt:
- Hút thuốc lá, uống cà phê.
- Ăn no trước khi ngủ, ăn nhiều chất khó tiêu.
- Thay đổi thường xuyên lịch làm việc, làm ca đêm không thường xuyên.
- Đi xa thay đổi múi giờ.
- Các stress gây căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
-Ngủ nghỉ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
+ Các nguyên nhân khác:
- Sử dụng một số thuốc điều trị có chứa caffein, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.
- Do một số bệnh mãn tính như viêm xoang, đau nhức xương, đau đầu, đau dạ dầy….
- Do một số bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt…
Tại Hà Nội chưa có thống kê về tỉ lệ mất ngủ . Tại TP HCM, một số nghiên cứu thống kê cho thấy tỉ lệ mất ngủ của nhân dân trên địa bàn là 18,3%.
Trong đó mất ngủ bệnh tâm thần là 14,5%. Thống kê tại bộ môn Nội thần kinh, Đại học Y dược TP HCM tỉ lệ nhân dân đến khám vì mất ngủ chiếm khoảng 10-20%.
Nguyên nhân kém ngủ ở người trẻ thường do sức ép trong học tập quá lớn hoặc stress trong cuộc sống hay có những sang chấn tâm lý trong mối quan hệ gia đình hoặc bạn bè gây nên.
Giải pháp:
- Nên bố trí thời gian học tập khoa học và hợp lý, không học tập quá sức và quá lo lắng để đạt mục tiêu. Nên ngủ nghỉ hợp lý, không thức khuya sẽ tạo thói quen.
- Duy trì đều giấc ngủ buổi trưa khoảng 30 phút, thời gian còn lại luôn làm việc, học tập... theo thời gian biểu đề ra.
- Tập thể dục đều đặn vừa sức và nên để quỹ thời gian đi dã ngoại, du lịch.
- Ăn uống đủ chất và tránh xa các đồ uống, thực phẩm, gia vị gây kích thích thần kinh.
- Tránh các stress trong cuộc sống, tạo cho bản thân tâm lí thoải mái sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
SongKhoe.vn cung cấp tính năng gửi câu hỏi cho các Chuyên gia, Bác sĩ uy tín miễn phí. Bấm vào đây để gửi câu hỏi. Tham khảo hàng ngàn câu hỏi đã được Chuyên gia, Bác sĩ trả lời tại đây.
ThS. Chu Văn Điểu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!