Khi nào bạn có thể tắm sau khi sinh?

Chăm sóc mẹ - 11/24/2024

Hello Bacsi -  Giải đáp nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ quan tâm về việc tắm sau khi sinh có an toàn không và tắm như thế nào để an toàn.

Sau khi sinh nở, hẳn bà hoặc mẹ của bạn dặn rằng bà đẻ phải kiêng tắm gội trong ít nhất một tháng. Việc này đúng hay sai?

Việc dành thời gian để hồi phục sau khi sinh là rất quan trọng vì sinh con sẽ khiến bạn mất rất nhiều sức và cảm thấy đau đớn khắp cả cơ thể. Ngoài ra, bạn còn có thể bị rách âm đạo trong quá trình rặn nên sẽ cần nhiều thời gian hồi phục hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải cẩn thận khi hoạt động sau sinh, trong đó có việc tắm gội. Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý không để bản thân tiếp xúc với vi khuẩn và bị nhiễm trùng trước khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Tắm ngay sau khi sinh có an toàn không?

May mắn thay, các chuyên gia y tế đã khẳng định: tắm ngay sau khi sinh được xem là an toàn. Các chuyên gia khuyên rằng tắm sau khi sinh rất tốt và có thể giúp cơ thể bạn tự bình phục nhanh hơn. Tất cả những căng thẳng mà bạn phải trải qua sẽ thuyên giảm sau khi tắm, đặc biệt là các vùng cơ bắp đã vận động mạnh để sinh bé. Điều đó đem lại cho bạn năng lượng tươi mới, cải thiện việc sưng âm đạo, đáy chậu và việc lưu thông máu.

Nếu sinh thường, bạn có thể tắm ngay. Tuy nhiên, bạn không nên tắm bồn vì việc này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì vi trùng hoặc chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập vào âm đạo. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu bạn có cắt tầng sinh môn hoặc khâu ở vùng đáy chậu.

Nếu sinh mổ, bạn cần phải cẩn thận hơn vì vết mổ thường sẽ sâu hơn nhiều so với rách âm đạo. Vì cơ địa mỗi sản phụ khác nhau, bạn nên gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn về việc tắm rửa sau khi sinh với tình trạng vết mổ của riêng bạn. Thông thường, phụ nữ sinh mổ được khuyến cáo nên đợi từ 1-2 tuần sau khi sinh mới được tắm.

Sau khi vết thương sinh mổ/sinh thường đã khô, bạn cần chú ý tắm thế nào?

Khi vết thương sinh mổ hoặc sinh thường đã khô, bạn nên chuyển sang tắm bồn vì độ an toàn và cảm giác thư giãn. Một lựa chọn khác là tắm ngồi, tức chỉ ngâm hông và mông trong nước ấm, đặc biệt là nếu bạn bị trĩ hoặc sưng âm đạo.

Bên cạnh đó, bạn cần phải đặc biệt thận trọng về việc cọ rửa sạch sẽ bồn tắm hoặc thau để ngồi ngâm vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Bạn có thể quan tâm tới đề tài:

  •  Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ
  • Thổi lại lửa “yêu” sau khi sinh con
  • 5 điều mẹ bầu cần nhớ khi giảm cân sau sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!