Cho con bú mẹ là một trong những nhiệm vụ mà bất kỳ người làm mẹ nào cũng có thể trải qua và mong muốn được thực hiện để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, bạn có thể không nên cho con bú mẹ.
Những yếu tố cản trở việc cho con bú
Các yếu tố phổ biến nhất ngăn chặn hoặc can thiệp vào việc cho con bú bao gồm :
- Các bệnh suy nhược nghiêm trọng (như bệnh tim/thận hoặc thiếu máu nặng), hay quá nhẹ cân (cơ thể của bạn cần trữ một lượng chất béo đủ để có thể sản xuất sữa). Tuy vậy, một số phụ nữ vẫn có thể xoay sở vượt qua những trở ngại này và cho con bú;
- Bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như bị bệnh lao mà không được điều trị (tuy nhiên hai tuần sau điều trị là người mẹ sẽ có thể cho con bú lại); bị AIDS hoặc nhiễm HIV, vì bệnh này có thể được truyền qua chất dịch của cơ thể, bao gồm cả sữa mẹ. Bạn vẫn có thể cho con bú nếu bạn bị nhiễm virus viêm gan A (sau khi bé được uống gamma globulin) hoặc viêm gan B (sau khi bé được uống globulin gamma và các vắc xin viêm gan B.)
- Khi bạn phải dùng thuốc thường xuyên và những thuốc này có thể đi vào sữa và gây hại cho bé, chẳng hạn như thuốc chống ung thư, một số thuốc bảo vệ tuyến giáp, hay các loại thuốc hạ huyết áp; lithium, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Bạn không nên dùng các loại thuốc như penicillin. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới khi cho con bú;
- Khi bạn sử dụng ma túy – bao gồm cả việc sử dụng các thuốc an thần, thuốc kích thích, thuốc ngủ hay các loại thuốc khác: heroin, ma túy đá, cocaine, cần sa, hoặc lạm dụng rượu (tuy nhiên thỉnh thoảng bạn uống thì vẫn chấp nhận được);
- Bạn tiếp xúc với hóa chất độc hại nhất định tại nơi làm việc: để có thể xác định xem bạn có bị phơi nhiễm với các chất có hại tại nơi làm việc hay không, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu và xét nghiệm chi tiết;
- Tuyến vú của bạn không phát triển đầy đủ (chú ý bệnh này không liên quan đến kích thước vú) hoặc bị tổn hại các dây thần kinh cảm ứng của núm vú (vì chấn thương hoặc phẫu thuật). Trong một số trường hợp, bạn có thể cho con bú dưới sự giám sát cẩn thận của các chuyên gia để chắc chắn bé đang phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn đã từng phẫu thuật ung thư ở một bên vú, hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có thể cho con bú.
Các yếu tố từ trẻ sơ sinh
Một số trẻ sơ sinh có thể mắc phải các bệnh khiến cho việc bú mẹ trở nên khó khăn. Các bệnh này bao gồm:
- Rối loạn trao đổi chất như phenylketon niệu (PKU) hoặc cơ thể không dung nạp lactose khiến bé không thể tiêu hóa được cả sữa mẹ lẫn sữa bò. Trẻ mắc PKU cần được điều trị bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng bằng sữa bột không chứa phenylalanine. Bạn có thể kết hợp đan xen việc cho bé uống sữa bột với việc cho con bú, miễn là nồng độ máu được theo dõi cẩn thận và lượng sữa cho con bú được kiểm soát. Trong trường hợp không dung nạp được lactose (trường hợp này cực kỳ hiếm hoi ở trẻ sơ sinh), sữa mẹ có thể được pha với lactase để dễ tiêu hóa;
- Bé bị hở môi hoặc hở hàm ếch. Trong một số trường hợp, nhất là nếu chỉ bị hở môi, bé vẫn có thể bú sữa mẹ bằng cách sử dụng một thiết bị miệng đặc biệt. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn quyết định cho con bú mẹ. Bạn cũng có thể chiết xuất sữa cho bé uống cho đến khi phẫu thuật (thường trong những tuần đầu sau khi sinh bé) và bắt đầu cho bé bú sau đó.
Nếu bạn không thể hoặc không muốn cho con bú, hãy đảm bảo rằng các loại sữa bột trên thị trường có thể đáp ứng được nhu cầu của con mình. Hàng triệu em bé khỏe mạnh và hạnh phúc đã được nuôi lớn bằng sữa bình, vậy nên đừng lo lắng nếu con bạn sẽ là một trong số đó.
Tham khảo thêm:
4 thói quen có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Những điều cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ vắt ra
Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực hiệu quả
So sánh sữa bột và sữa mẹ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!