Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang khổ sở vì chữa bệnh thoái hóa cột sống mãi không khỏi, đang sợ phải chịu những biến chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng đi lại, hãy tham khảo bài viết này.
Anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966, trú tại nhà số 221 Ngô Quyền, TP. Rạch Giá, Kiên Giang) là chủ một ghe chuyên chở hàng hóa, từng bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm tụ dịch khớp 2 bên cổ chân. Bệnh khiến anh phải bỏ nghề lái ghe, nằm liệt suốt 3 tháng, thường có cảm giác đau như có kim chọc vào xương, không thể bước đi, thậm chí tưởng phải cưa đi đôi chân. May mắn là anh đã hồi phục hoàn toàn chỉ sau hơn 1 tháng chữa bệnh thoái hóa cột sống đúng cách. Cùng tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống và câu chuyện của anh Mạnh để biết nhờ đâu mà căn bệnh của anh được đẩy lùi.
Cột sống là gì?
Cột sống là một bộ phận được tạo thành từ các đốt xương xếp chồng thành khối, giữa các đốt được ngăn cách bởi một lớp đệm gọi là đĩa đệm, giúp giảm các chấn động lên cột sống.
Trong cơ thể, cột sống đảm nhận vai trò là một trục hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, bảo vệ các dây thần kinh cột sống… Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, được chia thành 3 phần gồm: 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống ngực (T1 – T12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5). Trong đó, phần cột sống cổ và thắt lưng là 2 bộ phận dễ bị thoái hóa nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống hay viêm xương khớp cột sống cổ có thể ảnh hưởng đến cột sống của bạn, đặc biệt là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Cũng như nhiều chứng bệnh xương khớp khác, thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa của cơ thể theo thời gian. Khi tuổi càng cao, các cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…
Thực tế, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 – 35 tuổi, nhưng có người đến 50, thậm chí 60 tuổi mà xương khớp vẫn chắc khỏe.
Ngoài ra, bệnh thoái hóa cột sống có thể là hậu quả của những vấn đề sau:
- Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm
- Thừa cân, béo phì khiến cột sống phải chịu áp lực lớn dẫn đến nhanh bị thoái hóa
- Làm việc văn phòng hoặc làm những công việc lao động nặng nhọc (công nhân bốc vác, phụ hồ…) sai tư thế khiến cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu canxi, magie, nhiều dầu mỡ…
- Tập luyện thể dục, thể thao quá sức hoặc không đúng phương pháp.
Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống
Biến chứng nặng nề của thoái hóa cột sống là tàn phế và mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người thân
Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe nói đến căn bệnh này. Thật ra, người mắc bệnh thoái hóa cột sống nặng thường bị chèn ép rễ dây thần kinh. Nếu không được chữa bệnh thoái hóa cột sống đúng cách sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng có thể kể đến như đau, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí là tàn phế. Mất khả năng đi lại là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa cột sống. Biến chứng này khiến mọi sinh hoạt của người bệnh phụ thuộc vào người thân.
Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa cột sống:
Biến chứng thoái hóa cột sống cổ:
- Rối loạn cảm giác, bị liệt 1 hoặc cả 2 tay
- Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép
- Rối loạn tiền đình gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn
- Rối loạn dây thần kinh thực vật, dẫn đến đại, tiểu tiện không kiểm soát.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng:
- Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
- Tê liệt, yếu 2 chi, mất dần khả năng vận động.
Chữa bệnh thoái hóa cột sống như thế nào cho đúng?
Nếu đang thừa cân, béo phì, bạn nên chú ý đến việc giảm cân để giúp hệ xương không bị quá tải
Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp hướng đến việc giảm các triệu chứng đau và tăng khả năng hoạt động của bệnh nhân để chữa thoái hóa cột sống. Ngoài ra, các bác sĩ còn hướng bệnh nhân xây dựng một lối sống lành mạnh.
Việc chữa bệnh thoái hóa cột sống ban đầu có thể bao gồm: Giảm cân (nếu cần), xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và duy trì mức cân nặng lý tưởng, tập thể dục đều đặn. Tập thể dục không những giúp quản lý cân nặng mà còn:
- Tăng tính linh hoạt để có thể thực hiện mọi việc dễ dàng hơn
- Cải thiện tâm trạng
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Cải thiện lưu thông máu…
Hiện có một số phương pháp chữa bệnh thoái hóa cột sống không dùng thuốc như:
- Xoa bóp
- Châm cứu
- Chườm nóng hoặc lạnh lên khu vực cột sống bị ảnh hưởng
- Kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua da (TENS): Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị nhỏ phát ra các xung điện trên vùng bị ảnh hưởng.
Các loại thuốc được dùng để giảm đau do bệnh thoái hóa cột sống:
- Thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để điều trị viêm xương khớp. Các sản phẩm không kê toa bao gồm acetaminophen (Tylenol) cùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, natri naproxen (Aleve) và ibuprofen (Motrin, Advil)… Các loại thuốc không chứa steroid này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, dạ dày bị kích ứng và xuất huyết, tổn thương thận (tuy rất hiếm xảy ra). Do đó, dù là thuốc không kê đơn nhưng bạn không nên mua và sử dụng một cách tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.
- Thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ như Bengay và Aspercreme được dùng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng để điều trị tình trạng đau.
- Thuốc giảm đau có kê toa: Thực tế, không có loại thuốc nào có thể đảo ngược tình trạng bệnh của bạn. Do đó, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng những loại thuốc nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh bằng đường uống hoặc tiêm.
Hầu hết các trường hợp thoái hóa cột sống có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, nhưng đôi khi phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân gây hẹp ống sống hoặc thu hẹp tủy sống gây ra áp lực cho các dây thần kinh đi qua cột sống. Trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép khiến chức năng bàng quang và ruột bị suy yếu, hệ thống thần kinh bị tổn thương hoặc việc đi lại trở nên khó khăn, bạn có thể phải phẫu thuật.
Câu chuyện chữa bệnh thoái hóa cột sống thành công của anh Nguyễn Văn Mạnh
Sau một thời gian dùng Cốt Thoái Vương, anh Mạnh thấy bệnh đã giảm 7 – 8 phần và đã trở lại với công việc
Trở lại câu chuyện của anh Mạnh, do hằng ngày phải ngồi một chỗ nhiều giờ liền trên ghe, khiêng vác hàng hóa nặng trong thời gian dài nên anh Mạnh bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm tụ dịch khớp 2 bên cổ chân. Bệnh khiến anh phải bỏ nghề lái ghe, nằm liệt suốt 3 tháng.
Khoảng 1 – 2 năm trước, anh Mạnh nhận thấy mình thường xuyên bị đau nhức xương khớp. Sợ tình trạng đau ảnh hưởng đến công việc, anh liền mua thuốc uống. Trong thời gian uống thuốc, anh thấy đỡ đau nhưng hết thuốc thì đau trở lại. Đầu năm 2018, anh Mạnh cảm thấy nhức mỏi, đau dọc sống lưng, sưng khớp chân không thể đi được. Anh liền đi khám, châm cứu và lấy thuốc uống nhưng bệnh không hết, cơn đau tái phát, mức độ đau tăng lên khiến anh không thể nằm, ngồi hay đi đứng được.
Anh lại đi châm cứu, nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, đau lan xuống chân. Vài người bạn thấy anh như vậy thì đùa chắc phải cưa chân mới hết đau khiến anh hoang mang vô cùng. Anh lên TP. HCM để khám. Bác sĩ kê toa cho anh uống thuốc trong 1 tháng. Uống thuốc vào anh đỡ đau nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát, đau như có kim chọc vào xương.
Đau quá anh Mạnh lại lên TP. HCM tái khám. Các bác sĩ giới thiệu anh sang trung tâm chuyên về chấn thương chỉnh hình. Tại đây, căn cứ vào ảnh chụp MRI, bác sĩ xác định anh bị thoái hóa đốt sống nặng và kê toa cho thuốc uống trong 2 tuần. Uống đơn thuốc này anh thấy bớt đau nhưng đơn sau uống vào thấy người khó chịu, tình trạng đau không thuyên giảm, lại bị hôi miệng và răng ê buốt. Trong thời gian chữa bệnh thoái hóa cột sống, anh nằm liệt giường 3 tháng, không làm được việc gì, mọi việc trong nhà và sinh hoạt cá nhân của bản thân anh dồn hết vào vợ.
Anh tình cờ biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương (*) mà nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống dùng có hiệu quả. Anh gọi điện cho nhân viên tư vấn và hỏi kỹ thông tin về thành phần của sản phẩm. Nhân viên tư vấn cho biết sản phẩm này hoàn toàn từ thiên nhiên kết hợp với thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) cùng nhiều dược liệu quý và các dưỡng chất thiết yếu khác. Do đó, Cốt Thoái Vương rất hiệu quả đối với bệnh nhân bị đau lưng do gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và không có tác dụng phụ, không tương tác với thuốc Tây. Tâm lý có bệnh thì vái tứ phương nên nghe thế, anh Mạnh liền mua ngay.
Anh dùng Cốt Thoái Vương chung với thuốc mà bác sĩ đã kê trong khoảng 1 tuần đầu tiên và tuân thủ đúng liều lượng như hướng dẫn. Do khi uống thuốc bác sĩ kê đơn anh thấy miệng hôi, nuốt đắng, răng lợi ê buốt, nên bỏ không uống nữa, chỉ uống Cốt Thoái Vương. Uống hết 6 hộp Cốt Thoái Vương, anh Mạnh thấy bệnh đã giảm được 7 – 8 phần, các khớp chân không sưng đau nữa, lưng không nhức, không tê, ăn ngủ tốt.
Khi uống Cốt Thoái Vương, anh Mạnh áp dụng thêm chế độ ăn uống giảm cân để giảm tải cho cột sống. Dùng Cốt Thoái Vương, anh thấy triệu chứng bệnh được cải thiện hẳn và có thể trở lại tiếp tục công việc.
Thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương
Với 100% thành phần từ thiên nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương an toàn khi sử dụng
Cốt Thoái Vương có các công dụng như:
- Giúp điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể
- Kích thích cơ thể tự sửa chữa các hư tổn và sản sinh mô sụn thay thế
- Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống, gai cột sống hữu hiệu, mà không có tác dụng phụ.
Sản phẩm được tin dùng vì có các thành phần từ thiên nhiên như:
- Dầu vẹm xanh chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp.
- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.
- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.
- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, vitamin K còn giúp tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.
- Glycin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
Những bệnh nhân khác cũng thoát khỏi thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm như anh Mạnh
Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) là người xởi lởi, ưa hoạt động. Cuối năm 2017, bà đột ngột đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân. Cơn đau khiến bà không thể bế cháu, nhiều khi còn không đi đứng được. Đi khám, bà được chẩn đoán là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và chèn dây thần kinh tọa. Con cái đưa bà đến 4 – 5 nơi để điều trị nhưng không khỏi. Thế nhưng, nhờ sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương, bà có thể đi khom, rồi đi thẳng, bế cháu và phụ giúp việc nhà trở lại. Hãy xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu tại đây.
Ông Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1961, trú tại số nhà 15, ngách 112, đường Ỷ La, tổ dân phố Trung Kiên, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng từng bị chứng đau lưng hành hạ, khiến ông cảm giác như có con dao chọc vào xương thịt, đau buốt. Thật may mắn, ông tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, ông thấy các cơn đau lưng giảm rõ rệt, việc sinh hoạt, đi lại thoải mái hơn. Bạn có thể theo dõi chia sẻ kinh nghiệm điều trị của ông tại đây.
Nếu có những thắc mắc liên quan tới các bệnh lý cột sống, đĩa đệm hay muốn đặt mua Cốt Thoái Vương, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1800 6104 (miễn cước cuộc gọi), kết bạn Zalo/Viber: 090 220 7112 để được tư vấn.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Phân biệt viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng
- Thực hư về hiệu quả của châm cứu trong điều trị thoái hóa cột sống
- Tại sao vật lý trị liệu “ghi điểm” trong lòng bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!