Nhiều người trải qua cảm giác buồn ngủ, kiệt sức cả ngày dù đêm hôm trước không hề uống rượu. Dưới đây là 7 nguyên nhân của hiện tượng này, theo Metro.
Ảnh: Medical Daily.
Buổi chiều
Không ăn nhiều vào buổi trưa, bạn vẫn thấy mệt mỏi khi chiều đến. Đồng hồ sinh học thông báo với cơ thể đã đến giờ ngủ khiến bạn uể oải, làm việc kém trong khoảng 2-4h chiều.
Bạn ở trong nhà cả ngày
Bạn không thể tỉnh táo nếu ngồi trước máy tính trong căn phòng tối tăm cả ngày. Điều bạn cần làm là bước ra ngoài, vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D.
Bạn ngủ không đúng giờ
Con người là sinh vật của thói quen. Bất cứ gián đoạn nào về giấc ngủ cũng đẩy bạn đi chệch khỏi quỹ đạo. Cố ngủ, dậy sớm hơn hay muộn hơn thông thường đều khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Thể chất gặp vấn đề
Nếu đã ngủ đủ 8 tiếng mà vẫn uể oải, bạn có thể đã gặp một vấn đề sức khỏe nào đó. Thiếu máu hoặc tuyến giáp kém hoạt động là hai trong số nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi. Ngoài ra, hãy xem xét nguy cơ bị tiểu đường, không hấp thụ được thức ăn, ngưng thở khi ngủ hoặc mang thai.
Tinh thần không ổn định
Thiếu năng lượng là triệu chứng thường gặp của các bệnh tâm thần như trầm cảm. Sự lo âu dễ dàng gây ra thiếu ngủ, khiến cơ thể bạn suy nhược. Các chuyên gia khuyến cáo bạn đi gặp bác sĩ nếu đột nhiên cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày.
Bạn đang tưởng tượng
Trí não của chúng ta mạnh mẽ đến mức trở thành bậc thánh đánh lừa. Bạn không thể tỉnh táo, khỏe khoắn nếu vừa ngủ dậy đã nghĩ mình quá mệt mỏi. Tốt nhất chỉ nên tự đánh giá năng lượng, cảm xúc của bản thân vào 11h trưa.
Uống rượu
Rượu tác động đến não tương tự như thuốc ngủ. Vì thế, hãy tránh xa rượu trong ngày làm việc nếu không muốn bản thân ngủ gục.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!