Sự phát triển vị giác của thai nhi
Từ tuần thứ 13 của thai kỳ, miệng của thai nhi dần được hình thành, thai nhi đã có thể phát triển khả năng về vị giác. Sang tuần thứ 16, gia lưỡi của bé đã phát triển để cảm nhận vị. Khối nước ối bao bọc quanh cơ thể bé có thể làm giảm mùi vị nhưng cơ bản bé vẫn có thể cảm nhận được mùi vị từ những thứ mà mẹ ăn và uống. Vì thế, khi mẹ nếm những mùi vị gì bé cũng sẽ có phản ứng. Do đó, thai giáo bằng vị giác cho thai nhi lúc này sẽ giúp hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.
Khi mẹ nếm những vị cay, nồng, mặn, đắng thai nhi sẽ có những biểu hiện như mở miệng ra, nhăn mặt lại. Bên cạnh đó, khi các mẹ đói bụng, bé cũng sẽ đạp nhẹ vào bụng mẹ như nhắc mẹ đã đến giờ ăn rồi. Vì vậy, bằng cách lựa chọn thực phẩm cho mình mẹ bầu cũng đang gián tiếp dạy cho bé những bài học đầu tiên về vị giác.Thai giáo bằng vị giác như thế nào?
Các mẹ nên chú ý đến mùi vị khi ăn uống, để thai nhi luôn cảm thấy thích thú khi hấp thụ những dưỡng chất từ mẹ. Hơn nữa, khi mẹ ăn uống hợp lý sẽ rất có ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp
Khi mang thai, hầu hết các mẹ đều cần tăng lượng protein, các vitamin và các khoáng chất như axit folic, sắt, canxi,… Vì thế các mẹ hãy làm phong phú bữa ăn của mình bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, trái cây, rau xanh,.. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thịt sẽ làm tăng lượng colesteron trong máu nên các mẹ đừng quá lạm dụng và chỉ ăn vừa đủ thôi nhé.
Các mẹ nên nhớ, khi thực hành thai giáo bằng vị giác cho con, các mẹ đừng nên ăn đồ hôi tanh, đồ tái, sống vì bé có thể cảm nhận được những mùi này, lâu ngày sẽ quen dần, từ đó hạn chế khả năng nhận biết mùi của bé. Ngoài ra, đồ tái sống còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Những điều mẹ nên tránh khi thai giáo bằng vị giác
Một số loại cá chứa thủy ngân các mẹ cũng không nên ăn như cá kình, cá mập, cá kiếm ,… sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời. Thay vào đó, các mẹ nên chọn cá có ít thủy ngân như cá tra, cá hồi,…
Các loại thức uống như nước ngọt, cafe, rượu bia khi qua cơ thể mẹ sẽ sẽ làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra các dị tật cho thai nhi. Nếu như các mẹ uống những đồ uống này quá thường xuyên sẽ tạo nên một thói quen cho bé. Sau này, khi sinh ra bé cũng có thể sẽ “nghiện”những món đồ uống này. Các mẹ có thể thay thế những thức uống này bằng nước lọc, nước trái cây, sữa tươi nguyên chất,.. Như vậy sẽ hình thành nên thói quen tốt cho con sau này.
Một điều nữa mà các mẹ nên nhớ khi thực hành thai giáo bằng vị giác là tuyệt đối không bỏ bữa hay ăn kiêng vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ ăn tốt và tăng cân hợp lý sẽ giúp cho em bé khỏe mạnh.
Mẹ cũng nên giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn khi ăn cơm. Như vậy vừa giúp mẹ tiêu hóa tốt thức ăn vừa tạo cho bé thời gian làm quen với mùi vị, từ đó kích thích vị giác của bé phát triển. Khi ăn, các mẹ có thể nói cho con biết là mình đang ăn món gì, tên gọi của món ăn, lợi ích của món ăn… Điều này sẽ giúp não bộ của con phát triển.
Các mẹ hãy luôn nhớ luyện tập 2 “bài tập” ăn uống là ăn thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ và uống các loại nước bổ dưỡng như các loại sữa, nước sinh tố… Khi mẹ ăn uống lành mạnh cũng sẽ hình thành nên thói quen ăn uống lành mạnh cho thai nhi và giúp bé làm quen với mùi vị tốt hơn. Các mẹ hãy nhớ khẩu hiệu “ăn chín uống sôi” để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!