Khi biết mình đã mang song thai, chắc hẳn các mẹ bầu sẽ rất vui mừng. Tuy nhiên, mang thai sinh đôi lại tiềm ẩn rất nhiểu rủi ro như đẻ non, sảy thai, tiền sản giật,... Hãy cùng Lily & WeCare trang bị những kinh nghiệm mang thai sinh đôi cần thiết để chào đón bé yêu ra đời nhé!
Mẹ bầu mang song thai cần bồi bổ nhiều hơn
Mẹ bầu song thai cần dung nạp vào cơ thể năng lượng gấp đôi so với mẹ bầu đơn thai, tức gấp hai lần số năng lượng khuyến cáo hàng ngày là 500 calo. Việc hạn chế ăn uống, cơ thể không được hấp thụ đủ chất cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Trẻ sinh ra nhẹ cân là vấn đề mà các mẹ bầu mang thai sinh đôi thường gặp phải. Nếu mẹ ăn quá ít, dưỡng chất cung cấp cho cơ thể trẻ sẽ bị giới hạn, thai nhi chỉ ưuể tiên phát trin tế bào quan trọng trước mắt và bỏ qua việc phát triển các tế bào cho giai đoạn sau. Điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ở tuổi trung niên như cao huyết áp, chứng béo phì,...
Vậy nên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của mình, không nên có ý định ăn kiêng.
Theo dõi thai cẩn thận
Các mẹ bầu mang thai sinh đôi cần được theo dõi sát sao tại các bệnh viện, phòng khám sản uy tín. Vậy nên, các mẹ hãy nhớ đến khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy bất cứ điểm gì không ổn. Do nguy cơ sảy thai và sinh non tại mẹ bầu song thai cao hơn rất nhiều nên các mẹ bầu hãy chú ý nhé!
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Nhiều chị em phụ nữ thường lâm vào trạng thái hoảng loạn khi mang thai sinh đôi do tỉ lệ rủi ro, nguy hiểm mà mẹ và bé gặp phải sẽ cao hơn so với bình thường. Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của sản phụ. Vậy nên, trong thời gian này, mẹ hãy nhớ giữ cho mình tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng về những khó khăn mà thay vào đó, hãy nghĩ đến một tương lai đầy hạnh phúc phía trước.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
Khi mang thai sinh đôi, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều lơn so với những thai phụ khác do cơ thể mẹ đang phải làm việc gấp đôi bà bầu bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ sẽ không đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nữa.
Trong thời gian này, điều mẹ cần làm là dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Mẹ hãy tránh vận động mạnh, làm việc quá sức hay tham gia các chuyến du lịch để đảm bảo sức khỏe và tránh những rủi ro.
Phương pháp tập cho trẻ đi ngủ sớm
Yếu thận ở phụ nữ ảnh hưởng tới chất lượng sinh sản?
7 mẹo dân gian trị ho cho trẻ ngay tức thì
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu tiên
Phải làm sao khi thường xuyên buồn ngủ vào ba tháng cuối thai kỳ
Tránh xa vật nuôi, đặc biệt là mèo
Cơ thể mèo thường mang một bệnh nguy hiểm là Toxoplasmosis, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Việc mẹ ôm ấp, vệ sinh nơi ở của chúng cũng có thể khiến mầm bệnh lây nhiễm vào cơ thể. Vì vậy, mẹ hãy dành việc vuốt ve, yêu thương những chú thú cưng sau khi sinh bé nhé!
Không để cơ thể mất nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mẹ khi mang thai. Uống đủ nước trong suốt thai kỳ sẽ làm tăng lượng nước ối quanh bào thai, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, đảm bảo nhu cầu máu tăng cao và tránh mất nước khi mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều. Mẹ mất nước có thể gây ra các cơn co thắt, chuyển dạ sinh non.
Để đảm bảo cơ thể không mất nước, bà bầu cần uống nhiều nước: khoảng 2 lít mỗi ngày trong giai đoạn đầu thai kỳ, 2 - 2,5 lít mỗi ngày trong thời gian cuối. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm nước rau luộc, nước canh, nước ép trái cây không đường, sữa ít béo.
>>>Xem thêm:Mang song thai nên ăn gì để tốt cho con
>>>Xem thêm:Mang thai đôi sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!