Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Kỷ tử là một loại quả, đồng thời là vị thuốc phổ biến trong thuốc bắc. Chúng có khả năng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.

Kỷ tử là một loại quả, đồng thời là vị thuốc phổ biến trong thuốc bắc. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.

Kỷ tử, cẩu kỷ hay câu kỷ tử là một vị thuốc phổ biến trong đông y nói chung và thuốc bắc nói riêng. Loại quả này có màu đỏ, vị ngọt hơi chua, thường được dùng ở dạng khô. Nhiều người tìm đến kỷ tử nhằm chữa một số bệnh lý liên quan đến:

  • Mắt
  • Gan
  • Thận

Ngoài ra, cẩu kỷ còn mang đến một loạt lợi ích cho người dùng nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào của mình. Qua bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến bạn một số công dụng về mặt sức khỏe của kỷ tử cũng như cách dùng loại quả này.

Giá trị dinh dưỡng của kỷ tử

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá kỷ tử là một trong nhiều nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, chẳng hạn như:

  • Vitamin C
  • Chất xơ
  • Vitamin A
  • Chất sắt và kẽm
  • Chất chống oxy hóa

Bên cạnh đó, cẩu kỷ còn chứa cả tám axit amin thiết yếu, bao gồm:

  • Isoleucine
  • Leucine
  • Lysine
  • Methionine
  • Phenylalanine
  • Threonine
  • Tryptophan
  • Valine

Khoảng 113g cẩu kỷ có thể cung cấp gần 10% lượng protein cơ thể cần mỗi ngày. Đối với các loại trái cây, hàm lượng protein cao như vậy rất hiếm thấy.

Không những thế, carbohydrate trong kỷ tử cũng ở dạng phức. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không phải lo lắng về lượng đường trong máu nếu chẳng may dùng quá nhiều loại quả này.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Vì sao bạn cần bổ sung axit amin thiết yếu?

Suy xét trước khi sử dụng câu kỷ tử

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng kỷ tử. Một số chuyên gia cho rằng câu kỷ tử có ít tác dụng phụ hơn thuốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng loại quả này có khả năng tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn hiện đang dùng.

Mặt khác, bạn không nên dùng cẩu kỷ nếu bạn đáp ứng những yếu tố sau:

  • Lượng đường trong máu thấp
  • Đang sử dụng chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin
  • Tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Dị ứng với trái cây

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Ngoài ra, lượng vitamin A trong cẩu kỷ quá cao có thể gây ngộ độc vitamin A. Do đó, bạn cần kiểm soát số lượng loại trái cây này khi dùng.

Bạn có thể quan tâm: Uống quá nhiều vitamin khiến bạn có nguy cơ bị tiêu chảy, sỏi thận và ung thư.

5 lợi ích sức khỏe do kỷ tử mang lại

Từ lâu, nhiều người đã biết đến hàng loạt công dụng của loại quả này qua các bài thuốc bắc dân gian, nhưng phổ biến nhất vẫn là:

1. Tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cúm

Với lượng lớn vitamin trong mình, kỷ tử có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời phòng ngừa cúm. Khả năng này rất có ý nghĩa đối với nền y học vì trong một vài trường hợp hy hữu, người đã tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm. Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cẩu kỷ có thể ngăn ngừa nhiễm trùng ở người cao tuổi sau khi họ đã được tiêm chủng vắc xin cúm.

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng câu kỷ tử không phải là biện pháp thay thế để phòng ngừa cúm. Hãy chắc chắn bạn và gia đình đều tiêm phòng cúm hàng năm.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Những điều cần biết về vắc xin cúm mùa 2018–2019.

2. Tiềm năng hỗ trợ quá trình giảm cân

Câu kỷ tử có thể giúp bạn luôn theo sát chế độ ăn uống lành mạnh. Hương vị ngọt ngào, nguồn vitamin và khoáng chất phong phú cùng với hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này khiến nó trở thành một trong những loại thực phẩm mà người đang giảm cân nên dùng.

Thực tế, kỷ tử là một sự thay thế hoàn hảo cho các loại trái cây sấy khô có hàm lượng đường cao với các giá trị dinh dưỡng như:

  • Ít calo (khoảng 30g cẩu kỷ tương đương với 23 calo)
  • Ít đường

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Bạn có thể dùng cẩu kỷ để ăn vặt bằng cách trộn chung với sữa chua hoặc salad.

3. Chất chống oxy hóa cho mắt và da

Nhiều cuộc nghiên cứu tiến hành trong quá khứ cho thấy kỷ tử chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là zeaxanthin. Zeaxanthin là hoạt chất đóng vai trò cung cấp màu sắc bắt mắt cho cẩu kỷ, nghệ tây và ớt chuông.

Nhiệm vụ của các chất chống oxy hóa là bảo vệ tế bào trước những yếu tố như khói hay chất phóng xạ. Ngoài ra, thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa lành mạnh cao thường sẽ chứa nhiều chất xơ và ít chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa).

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Một số cuộc nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người cao tuổi bổ sung câu kỷ tử vào thực đơn ăn uống hàng ngày của họ trong ba tháng có xu hướng ngăn chặn tình trạng suy giảm sắc tố da và thoái hóa điểm vàng.

4. Duy trì lượng đường trong máu

Câu kỷ tử có thể trở thành loại trái cây ưa thích của bạn nếu bạn có sở thích ăn ngọt nhưng lại rơi vào tình trạng cần phải hạn chế lượng đường hấp thụ. Một số đặc tính của cẩu kỷ sau đây có thể bạn chưa biết:

  • Khả năng hạ đường huyết
  • Cải thiện vấn đề cơ thể không dung nạp đường
  • Giảm tình trạng kháng insulin
  • Cải thiện và phục hồi các tế bào giúp sản xuất insulin

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Hãy trò chuyện với bác sĩ trước khi bạn bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt khi lượng đường trong máu của bạn vốn thấp. Hãy kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên nếu bạn có xu hướng sử dụng loại quả này trong thời gian dài.

Bạn có thể quan tâm: Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin.

5. Tăng hormone testosterone

Mối liên hệ giữa câu kỷ tử và khả năng sinh sản đã có từ lâu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tác dụng của loại quả này còn bao gồm:

  • Tăng số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng
  • Cải thiện bản năng giới tính
  • Cải thiện mức độ testosterone

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu còn đặt giả thiết kỷ tử có thể là một lựa chọn thay thế hữu hiệu cho đơn thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra.

Câu kỷ tử: phải chăng là siêu thực phẩm?

Một số thương hiệu đã và đang tiếp thị kỷ tử như một siêu thực phẩm. Một nghiên cứu gần đây đã so sánh kết quả giữa những tình nguyện viên sử dụng nước ép cẩu kỷ mỗi ngày trong hai tuần hàng ngày trong 14 ngày với những người không dùng. Kết quả cho thấy những người uống nước câu kỷ tử có sự gia tăng về:

  • Năng lượng
  • Hiệu suất hoạt động thể chất
  • Chất lượng giấc ngủ
  • Khả năng tập trung
  • Sự bình tĩnh
  • Sức khỏe tổng thể

Ngoài ra, họ còn báo cáo lại về những cải thiện ở các vấn đề mệt mỏi, căng thẳng và tiêu hóa. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ là tự báo cáo lại và chưa đủ độ tin cậy.

Một số tuyên bố về sức khỏe cũng đến những khả năng của kỷ tử như:

  • Tăng tuổi thọ
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
  • Hạ huyết áp
  • Giảm đau viêm khớp

Một nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc cũng kết luận rằng cẩu kỷ còn có thể điều trị khối u ác tính nhờ chứa một hoạt chấthóa học gọi là beta–sitosterol. Điều này có thể giúp làm giảm kích thước của các tế bào phát triển đột biến và gây ra quá trình chết rụng tế bào ở các khối u.

Tuy nhiên, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại Vương quốc Anh, những nghiên cứu này không có mô hình thí nghiệm chất lượng, kết quả cũng chưa đủ tính thuyết phục đáng kể. Do đó, những giả thiết về khả năng của câu kỷ tử cần nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác nhận.

Bạn nên sử dụng cẩu kỷ như thế nào?

Bạn có thể tìm mua câu kỷ tử sấy khô dễ dàng ở các tiệm thuốc bắc trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua loại tươi, nhưng nó sẽ không phổ biến như dạng khô. Bạn có nhiều phương án để thêm kỷ tử vào thực đơn ăn uống của mình, chẳng hạn như:

  • Ăn câu kỷ tử kèm với ngũ cốc ăn sáng hoặc sữa chua
  • Dùng nước ép kỷ tử
  • Pha trà với cẩu kỷ

Kỷ tử: Dũng sĩ bảo vệ sức khỏe của mọi nhà

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá kỷ tử như một loại gia vị chế biến món ăn. Hương vị của nó rất thích hợp khi nấu với thịt nạc (heo) hoặc gà. Chẳng hạn như với món gà ác tiềm thuốc bắc, vị ngọt thơm từ câu kỷ tử giúp đẩy mạnh vị ngon của món ăn lên.

Hầu hết trường hợp cẩu kỷ rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số người báo cáo rằng họ gặp phải vấn đề về tiêu hóa dạng nhẹ khi ăn chúng lần đầu. Đây được xem là tác dụng phụ phổ biến của loại trái cây này. Nếu bạn có tiền sử gặp vấn đề tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử như một vị thuốc.

Các loại thực phẩm thay thế kỷ tử

Ở nhiều nơi, câu kỷ tử có thể đắt hơn các loại quả mọng khác. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm có cùng giá trị dinh dưỡng với kỷ tử, các chuyên gia khuyến nghị:

  • Các loại quả mọng như dâu tây và quả việt quất
  • Ớt chuông, trái cây nhiệt đới và rau xanh
  • Cỏ lúa mì (tiểu mạch thảo hay cỏ mạch) để duy trì giảm cân
  • Nước ép lựu
  • Cá béo
  • Trà xanh

Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm bổ dưỡng mới để bổ sung vào chế độ ăn uống thường ngày, câu kỷ tử sẽ là một sự lựa chọn tốt. Với hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cũng như protein, kỷ tử có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Công dụng của cây kế sữa: Có thể bạn chưa biết
  • Bạn đã biết rõ về công dụng của trà bồ công anh chưa?
  • Bất ngờ với các công dụng của diệp hạ châu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!