Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Đắk Lắk, trung bình mỗi tháng tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40 bệnh nhân bị loạn thần, thần kinh không ổn định do nghiện rượu.
Hầu hết bệnh nhân đến từ các xã vùng sâu, vùng xa.
Anh Lê Văn Tùng (trú xã Đắk Liêng, Lắk, Đắk Lắk) vừa điều trị xong bệnh rối loạn ý thức cho biết: Ở các buôn làng, cứ rãnh là tụ tập nhau uống rượu. Uống tới nghiện, sáng ra đã uống.
Đầu năm 2020, thấy trong người cứ hay giật mình hoảng hốt, lo lắng, lên cơn co giật.
Có lúc việc vừa làm xong lại không nhớ mình đã làm. Đi khám thì được chẩn đoán loạn thần, rối loạn hành vi, nhận thức do nghiện rượu.
Lạm dụng rượu, nhiều người phải điều trị tâm thần
Cũng xuất phát từ việc nghiện rượu trong nhiều năm liền, ông A Mong (Đắk Phơi, Lắk, Đắk Lắk) cũng mắc bệnh hoang tưởng, thường xuyên bị ảo giác, mê sảng, lú lẫn nên phải nhập viện tâm thần điều trị suốt hai tháng bệnh mới có dấu hiệu thuyên giản.
Hầu như các buôn người dân tộc thiểu số đều có nhiều người nghiện rượu. Không chỉ bị loạn thần mà nhiều tai nạn giao thông cũng xuất phát từ nghiện rượu.
Những điều này, được nhiều nhân viên y tế tuyên truyền nhưng hiệu quả chưa cao.
Từ năm 2019 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai cũng tiếp nhận điều trị cho hơn 300 bệnh nhân nhập viện vì uống rượu.
Trong đó có hơn 100 người bị tai nạn, gần 200 người rối loạn cảm xúc phải chuyển đến điều trị chuyên khoa tâm thần.
Nhiều bệnh nhân cho biết: Vì nghiện rượu nặng nên về nhà toàn hoang tưởng, đánh đập người thân. Sau đó còn gây tai nạn giao thông, phải nhập viện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!