Sau những chia sẻ ở phần 1 về chế độ tập luyện và các thói quen nên bỏ để chuẩn bị sức khoẻ tốt khi mang thai, Hello Bacsi tiếp tục chia sẻ cho bạn các xét nghiệm, loại thuốc tiêm ngừa và thuốc bổ mà bạn nên sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn có được thể trạng tốt nhất cho nghĩa vụ thiêng liêng của người phụ nữ.
Các xét nghiệm nào mà mẹ cần tiến hành trước khi muốn mang thai?
Để chuẩn bị cho một thai kỳ hoàn hảo, mẹ rất cần thực hiện một số xét nghiệm tiền sản dưới sự chỉ định của bác sĩ, bao gồm:
Xét nghiệm sàng lọc cho các bệnh lây qua đường tình dục
Nếu bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng), bạn có khả năng mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Bạn nên được kiểm tra các bệnh sau:
- Bệnh viêm gan B;
- Bệnh chlamydia;
- Bệnh giang mai;
- HIV.
Việc điều trị các bệnh lây qua đường tình dục trước khi thụ thai sẽ giúp tỷ lệ thụ thai của bạn thành công đáng kể.
Xét nghiệm cổ tử cung
Bạn nên đi khám cổ tử cung trước khi muốn có con. Nếu thực hiện xét nghiệm cổ tử cung trong thai kỳ, cổ tử cung không thường xuyên co bóp trong suốt thời kỳ mang thai khiến cho bác sĩ khó phân tích kết quả.
Các xét nghiệm máu
Nếu bạn đã đi khám trước khi mang thai và bác sĩ hoặc y tá cho biết bạn bị thiếu máu, bạn cần thực hiện việc bổ sung thêm sắt khi mang thai.
Tùy thuộc vào yếu tố gia đình và tiền sử bệnh của bản thân, bạn cũng cần xét nghiệm các bệnh di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm hay bệnh thalassemia. Các xét nghiệm này cho bạn biết làm thế nào để không mắc phải các bệnh di truyền trên.
Nếu không biết mình có miễn dịch với rubella hay không, bạn nên làm xét nghiệm máu để biết tình trạng bệnh rõ ràng hơn.
Các loại vắc xin nào mẹ cần tiêm trước khi có thai?
Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể gây dị tật thai nhi hoặc sẩy thai, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm phòng đầy đủ.
Bạn nên đi xét nghiệm máu để tìm hiểu xem mình đã được chủng ngừa chống lại các bệnh như rubella hay chưa. Nếu bạn phải chủng ngừa bằng vắc-xin virus sống như đối với rubella, bạn nên chờ một tháng sau khi tiêm chủng rồi mới có thể thụ thai. Đây là một biện pháp phòng ngừa vì cơ thể bạn cần thời gian để có thể tiết ra kháng thể. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.
Nếu đang có nguy cơ cao mắc viêm gan B, bạn nên chọn tiêm vắc xin phòng bệnh này. Khi xét nghiệm máu và xác định cơ thể đã có kháng thể, bạn có thể không cần phải tiêm phòng.
Mẹ có nên uống thuốc bổ để tăng khả năng thụ thai?
Ngay sau khi bạn quyết định có con, hãy bổ sung 400 microgram (mcg) axit folic hằng ngày. Uống axit folic có khả năng làm con bạn giảm khuyết tật về thần kinh như tật nứt đốt sống.
Việc bổ sung đủ axit folic trong những tuần đầu của thai kỳ rất quan trọng. Đây là giai đoạn não và hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển. Bạn có thể chưa nhận ra bạn đang mang thai vào những tuần đầu của thai kì, nên tốt nhất là hãy bắt đầu bổ sung axit folic ngay khi bạn muốn có con.
Bạn có thể mua các thuốc bổ sung axit folic tại các hiệu thuốc. Nếu bạn chọn vitamin hỗn hợp, hãy xem thành phần có axit folic hay không, đồng thời nó phải không chứa vitamin A vì quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho thai nhi của bạn.
Một số người cần nhiều axit folic hơn những người khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận toa thuốc cho mỗi 5 mg (5000 mcg) bổ sung nếu:
- Gia đình bạn có tiểu sử bị tật về ống thần kinh;
- Bạn từng có con bị dị tật dây thần kinh;
- Mắc bệnh tiểu đường;
- Mắc bệnh Celiac;
- Uống thuốc trị động kinh;
- Có chỉ số BMI trên 30.
Khi mang thai, bạn cần bổ sung thêm 10 mcg vitamin D hằng ngày.
Trong khi suy nghĩ về việc làm thế nào để sẵn sàng cho cuộc hành trình thú vị này, bạn cũng nên tìm cách để có lối sống lành mạnh hơn. Nhớ nhé, nếu bạn có cơ thể khoẻ mạnh trước khi mang thai, thiên thần nhỏ của bạn sẽ được hạnh phúc chào đời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!