Dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại trong thức ăn. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh sau bữa ăn. Các triệu chứng này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Vì một số bệnh lý có nhiều dạng triệu chứng khác nhau dễ gây nhầm lẫn với “dị ứng thức ăn”, bạn cần hiểu rõ và nhận biết được các dấu hiệu của dị ứng thức ăn.
Các dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng thức ăn
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng hay muốn loại thải một loại thức ăn nào đó mà hệ miễn dịch cho là “kẻ xấu”, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
Dấu hiệu trên da:
- Nổi mề đay (xuất hiện nhiều đốm đỏ trông giống như bị muỗi cắn);
- Phát ban da gây ngứa (viêm da dị ứng);
- Sưng tấy.
Dấu hiệu khi bé thở:
- Hắt hơi;
- Hơi thở khò khè;
- Đau thắt cổ họng.
Các triệu chứng ở dạ dày:
- Buồn nôn;
- Tiêu chảy.
Các triệu chứng về lưu thông tuần hoàn máu:
- Da tái xanh, nhợt nhạt;
- Choáng váng;
- Mất ý thức.
Nếu nhiều bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng thì tình trạng dị ứng thức ăn có thể trở nên trầm trọng hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Loại phản ứng dị ứng này được gọi là sốc phản vệ và cần phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức.
Các loại thức ăn có thể gây dị ứng
Bất kỳ thức ăn nào cũng có thể gây dị ứng, nhưng hầu hết dị ứng thức ăn thường bị gây ra bởi các loại thực phẩm sau đây:
- Sữa bò;
- Trứng gà;
- Đậu phộng;
- Đậu nành;
- Lúa mì;
- Các loại hạt như quả óc chó, quả hồ trăn, quả hồ đào và hạt điều;
- Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết;
- Các loại động vật giáp xác như tôm, tôm hùm.
Đậu phộng, các loại hạt và đồ biển là những nguyên nhân phổ biến gây ra các dị ứng ở mức độ nghiêm trọng. Dị ứng cũng xảy ra nếu bạn ăn các loại thức ăn khác như các loại thịt, trái cây, rau, hạt thóc và hạt giống như hạt vừng.
Theo ước tính, có khoảng 80% đến 90% các ca dị ứng do trứng gà, sữa, lúa mì và đậu nành đều biến mất khi bé được 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có vài loại dị ứng kéo dài rất lâu. Ví dụ như trung bình trong 5 bé thì có 1 bé sẽ bị dị ứng đậu phộng và số ít khác sẽ bị dị ứng với các loại hạt hay đồ biển. Các bác sĩ khoa nhi hay bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bị dị ứng với thức ăn của bé và xem xét xem liệu tình trạng bị dị ứng của bé có thể khỏi khi bé lớn lên không.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!