Làm thế nào để con không béo phì hoặc suy dinh dưỡng?

Gia đình và thai kỳ - 05/19/2024

Hello Bacsi sẽ đưa ra những cách giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình và gia đình để mọi thành viên đều đạt được một cơ thể khỏe mạnh.

Thừa cân có  thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh trầm cảm, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tim. Theo các chuyên gia, để đạt được cân nặng và vóc dáng khỏe mạnh, cần phải có sự cân bằng giữa tâm trí, cơ thể, tinh thần và tất cả phải được đồng bộ với nhau. Sau đây Hello Bacsi sẽ đưa ra những cách giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình và gia đình để mọi thành viên đều đạt được một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Dùng thực phẩm để kiểm soát cân nặng đúng cách

Trong bốn yếu tố của KHỎE ĐẸP (bao gồm THỰC PHẨM, VẬN ĐỘNG, NẠP NĂNG LƯỢNG và TÂM TRẠNG), thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến cân nặng của con bạn, và nếu trẻ ăn bất cứ loại thực phẩm nào quá nhiều, trẻ đều bị tăng cân.

Nhưng việc ăn nhiều thức ăn có tỷ trọng calo thấp so với khẩu phần ăn hằng ngày không phải là điều dễ dàng. Những loại thực phẩm có tỷ trọng calo thấp bao gồm: trái cây, rau củ, đậu, cùng các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lức và bột yến mạch. Ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến con bạn cảm thấy no hơn và trẻ sẽ ăn những loại thực phẩm có lượng chất béo hoặc calo cao như bánh nướng, đồ chiên và các món ăn vặt ít lại.

Trẻ nên vận động như thế nào để kiểm soát cân nặng?

Khi cả gia đình cùng nhau vận động, mỗi thành viên trong gia đình bạn sẽ duy trì được một cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm đi lượng cân còn thừa. Tuy nhiên chỉ tập thể dục thôi vẫn chưa đủ để giảm cân mà bạn cần phải kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo cùng với vận động mới có thể khiến lượng calo trong cơ thể hao hụt đi.

Để giảm cân, bạn cần phải giúp con:

  • Tập thể dục để đốt cháy lượng calo không cần thiết.
  • Ăn ít những thực phẩm có chứa lượng calo không cần thiết cho cơ thể để duy trì cân nặng hiện tại.

Ngoài ra nếu con bạn tập luyện càng nhiều, cơ bắp sẽ tăng trưởng nhanh hơn và cơ sẽ giúp trẻ đốt cháy calo trong cơ thể ngay cả sau khi tập luyện.

Kiểm soát tâm trạng của trẻ cũng có thể kiểm soát cân nặng

Căng thẳng thường xuyên sẽ đến những thói quen không lành mạnh cho sức khỏe của con bạn và thậm chí khiến trẻ tăng cân. Trong một bài báo gần gây viết về nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa béo phì và trầm cảm đã cho thấy những người trưởng thành bị béo phì thì dễ bị trầm cảm hơn. Và nghiên cứu cho thấy điều ngược lại cũng rất đúng: những người bị trầm cảm dễ bị thừa cân hoặc béo phì hơn.

Có lẽ do họ không hài lòng với ngoại hình của chính mình, khi trẻ cảm thấy mình bị thừa cân, trẻ sẽ không quan tâm đến bản thân nữa. Theo lời các chuyên gia, trẻ em như vậy thường sẽ bị bạn bè trêu chọc hoặc bị bắt nạt do ngoại hình của mình và điều này có thể dẫn đến căng thẳng và gây ra các suy nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu tâm trạng của trẻ không tốt, trầm cảm có thể sẽ khiến con bạn ăn quá nhiều và tự cô lập bản thân.. Trầm cảm là một căn bệnh không thể nào xem thường được. Nếu con bạn bị trầm cảm, bạn cần đưa con đến bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay nhà tư vấn để được giúp đỡ.

Con nên nạp năng lượng thế nào là đúng chuẩn?

Khi con bạn không ngủ, cơ thể sẽ không thể nạp lại năng lượng được, điều đó sẽ dẫn đến tăng cân. Bạn có thể thấy hoặc không để ý thấy rằng thiếu ngủ và tăng cân thường đi đôi với nhau. Vì khi cơ thể  thấy mệt mỏi và căng thẳng, con bạn thường không chịu tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra điều gì khiến thiếu ngủ và tăng cân lại đi đôi với nhau, nhưng không thể phủ nhận được mối liên hệ này, đặc biệt là ở trẻ em. Nghiên cứu đã cho thấy trẻ em khi còn nhỏ nếu không ngủ đủ giấc sẽ dễ bị tăng cân hơn khi lên lớp 6. Và ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá ít cũng là nguy cơ chính gây nên béo phì ở trẻ. Tuy nhiên việc điều chỉnh giấc ngủ hợp lý cũng không hẳn sẽ giúp con bạn giảm cân. Cách duy nhất để giảm cân đó là đốt cháy lượng calo trong cơ thể nhiếu hơn lượng calo nạp vào, nhưng ngủ lại không giúp đốt cháy chúng. Thế nhưng ngủ có thể giúp con bạn kiềm chế cơn thèm ăn hơn và tạo động lực giúp trẻ đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Khi nào mẹ có thể dạy trẻ sơ sinh bơi?

  • Những “dở chứng” trong việc ăn uống ở trẻ mới biết đi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!