Đột quỵ đã lấy đi tính mạng của biết bao nhiêu người và sẽ còn là mối nguy đáng gườm nếu chúng ta không biết về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị đột quỵ thông qua bài viết dưới đây.
Biết được dấu hiệu của đột quỵ là bước đầu tiên giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ hoặc giúp đỡ người thân khi họ bị đột quỵ. Bài viết dưới đây với các triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Một bệnh nhân bị đột quỵ sẽ thường gặp phải dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Đột ngột đau đầu dữ dội;
- Khó hiểu hoặc không hiểu được người khác đang nói gì;
- Giao tiếp khó khăn;
- Bại liệt hoặc tê mặt, cánh tay, chân (liệt nửa người, liệt một bên hoặc liệt bán thân);
- Thị lực yếu một bên hoặc cả hai bên;
- Khó khăn trong việc đi lại.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu và triệu chứng trên, ngay cả khi chúng chỉ xuất hiện một lúc và biến mất.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện những động tác để chuẩn đoán thông qua:
- Khuôn mặt: bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cười và để ý một bên mặt có bị lệch hay không;
- Cánh tay: bác sĩ yêu cầu bệnh nhân giơ cả 2 cánh tay và quan sát một trong hai cánh tay có bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác hay không;
- Giọng nói: bác sĩ yêu cầu bệnh nhân lặp lại những từ cơ bản để xem giọng nói của họ có bị ngọng hay thay đổi không.
Nếu quan sát thấy người bệnh có những dấu hiệu trên, bạn nên gọi xe cứu thương ngay lập tức. Trong lúc chờ xe cứu thương, bạn nên theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận nếu nghi ngờ họ bị đột quỵ.
Bạn không nên chờ cho đến khi những dấu hiệu này biến mất. Đột quỵ càng để lâu, khả năng tiềm tàng sự nguy hại cho não sẽ càng lớn.
Nguyên nhân
Đột quỵ có thể xảy ra khi sự cung cấp máu đến não bị gián đoạn hoặc bị cắt giảm. Não không được truyền máu sẽ không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào và dần dần các tế bào trong não sẽ chết (máu có nhiệm vụ vận chuyển khí oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể).
Đột quỵ cũng có thể xảy do thiếu máu não hoặc do bị chảy máu não (vỡ mạch máu).
Những yếu tố nguy cơ của bệnh
Đột quỵ là hình thức phổ biến nhất của tai biến mạch máu não. Nhiều khả năng bệnh sẽ xảy ra ở bệnh nhân là đàn ông trên 65 tuổi hoặc người thân đã có tiền sử đột quỵ trước đó.
Những yếu tố làm bệnh nhân gia tăng nguy cơ đột quỵ và những hình thức khác của bệnh bao gồm:
- Cao huyết áp (hoặc huyết áp ở khoảng 140/90 mm Hg hoặc cao hơn);
- Hút thuốc;
- Béo phì;
- Chế độ ăn kém dinh dưỡng, thiếu tập thể dục;
- Tiểu đường;
- Mỡ trong máu cao khoảng 240 mg/dL hoặc cao hơn.
Vẫn có một số người không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào trước khi đột qụy hoặc có các triệu chứng rất nhẹ, không đáng chú ý tới. Vì vậy, theo dõi sức khỏe thường xuyên là việc rất quan trọng mà bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe.
Cách ngăn ngừa
Những cách để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não bao gồm:
- Không hút thuốc;
- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên;
- Không ăn nhiều chất béo trong chế độ ăn uống;
- Duy trì cân nặng lý tưởng;
- Kiểm soát huyết áp;
- Giảm lượng mỡ trong máu với chế độ ăn uống phù hợp và nên sử dụng thuốc khi cần thiết.
Trên đây là những cách để điều trị và phòng chống bệnh đột quỵ. Hy vọng bạn có thể cân bằng sức khỏe tốt và hợp lý hơn cũng như giữ cho cơ thể của mình luôn được khỏe mạnh, năng động, tươi mới sau khi đọc xong bài viết này.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Dấu hiệu đột quỵ và cách xử lý ai cũng phải biết
- Tuổi trung niên: uống nhiều rượu tăng nguy cơ đột quỵ?
- Ngủ ít hay nhiều có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!