Làm thế nào để vượt qua sự lười biếng sau kỳ nghỉ dài ngày (P2)

Tâm lý - 05/06/2024

Hello BACSI - Việc lười biếng không thể giúp bạn làm việc năng suất hơn được. Những cách giúp bạn quay lại công việc sau kỳ nghỉ hiệu quả.

Cảm thấy lười biếng là cảm giác thường gặp sau mỗi kỳ nghỉ lễ dài ngày. Đâu là cách giúp bạn lấy lại phong độ một cách nhanh chóng để quay trở lại guồng làm việc thường ngày một cách hiệu quả đây?

Đối với nhiều người, kỳ nghỉ tựa như chuyến du hành vào vũ trụ vậy: mọi thứ đều lệch ra khỏi quỹ đạo chỉ sau vài tuần lên kế hoạch cẩn thận. Tiếp nối những ngày bình yên và êm đềm lênh đênh ngoài vũ trụ là một cuộc quay trở lại mặt đất đầy khốc liệt. Những thói quen thường ngày trước khi nghỉ sẽ khiến bạn có cảm giác bị sốc và được ví như cảm giác khi tiếp xúc lại với trọng lực sau một khoảng thời gian dài ở trạng thái không trọng lực vậy. Mọi thứ trước đây vốn quen thuộc lại trở nên khó khăn để quay lại như trước.

Tuy nhiên chỉ cần có thái độ tôn trọng cũng như kiên trì và theo sát kế hoạch làm việc mỗi ngày thì bạn sẽ quay trở lại với nhịp sống thường ngày một cách dễ dàng.

Học cách trân trọng công việc của mình

Thái độ tiêu cực với công việc không thể giúp bạn làm việc năng suất hơn được. Để có thể quay lại công việc sau kỳ nghỉ hiệu quả, bạn hãy thử một số bài tập sau để điều chỉnh suy nghĩ của bản thân:

  • Lập danh sách những lợi ích.Công việc luôn mang lại những lợi ích nhất định, việc ghi lại điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn và cảm thấy công việc không còn quá nặng nề;
  • Trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ khi làm việc.Trừ khi bạn đang gặp phải vấn đề tình cảm quá nghiêm trọng thì khoảng thời gian đi làm thường sẽ có những lúc nhất định bạn thấy vui vẻ và hài lòng khi làm việc. Khi gặp những khoảnh khắc ấy, hãy dừng lại 1 chút (nếu có thể) và miêu tả lại cảm giác ấy cho chính bạn hoặc người khác nghe. Việc chia sẻ và bày tỏ có thể giúp bạn nhớ những khoảnh khắc vui vẻ đó lâu hơn;
  • Định hình lại khái niệm công việc trong suy nghĩ.Khi bạn hoàn thành xong công việc và vẫn cảm thấy nặng nề, hãy cố suy nghĩ khác đi và nhắc nhở bản thân rằng công việc này là xứng đáng hay nhớ về những mục tiêu ban đầu khi bạn chấp nhận công việc này. Tương tự như việc đối mặt với thất bại, cách bạn suy nghĩ về công việc sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khi làm việc;
  • Loại bỏ những thói quen làm trì hoãn công việc. Để loại bỏ những những thói quen trì hoãn công việc, hãy khiến cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như bạn có thói quen nằm ườn ra sofa và xem tivi ngay khi vừa về nhà thì hãy rút ổ cắm tivi vào tối hôm trước. Nếu bạn có thói quen lướt Facebook quá nhiều, hãy xóa phần mềm Facebook trên điện thoại. Mặc dù làm như vậy sẽ tạo ra chút bất tiện nhưng việc làm gián đoạn những thói quen có thể giúp bạn hình thành thói quen mới và quên dần thói quen cũ trước đây;
  • Thực hiện một chuỗi hành động để tạo thói quen mới. Việc tạo một thói quen thường bắt đầu với những mục tiêu đầy lý tưởng. Tuy nhiên vấn đề với những mục tiêu này là chúng còn mơ hồ và phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc của bạn. Cảm xúc không tốt hay mục tiêu không được hoàn thành sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục nữa.

Cách tốt hơn để bạn xây dựng thói quen mới là để bản thân những nhiệm vụ cụ thể gắn với những hoạt động thường ngày của bạn bởi sự biến đổi nhỏ trong các thói quen thường ngày sẽ có tác dụng hơn là đặt ra những mục tiêu quá chung chung. Những thay đổi nhỏ trong thói quen sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định theo thời gian. Ví dụ như: thay vì nghĩ rằng mình sẽ giữ nhà cửa sạch sẽ, hãy thử đặt ra những nhiệm vụ như sau: khi về nhà mình sẽ thay quần áo, sau đó dọn dẹp phòng ngủ/văn phòng/nhà bếp. Có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định đây là phương pháp khá hiệu quả để tăng ý chí và thay đổi thói quen sau kỳ nghỉ.

Hi vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn khởi đầu năm mới một cách suôn sẻ và gặt hái nhiều thành công nhé!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!