Lỗi phổ biến khi chăm sóc con bị thủy đậu

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Thấy con bị thủy đậu, ngay lập tức nhiều gia đình nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen cho con vào các nốt phỏng.

1. Kiêng tắm

Nhiều cha mẹ cho rằng, khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay.

Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Lỗi phổ biến khi chăm sóc con bị thủy đậu

Không nên kiêng nước khi trẻ bị thủy đậu (Ảnh minh họa: Internet)

2. Tắm lá

Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn.

3. Bôi xanh methylen khắp người

Thấy con bị thủy đậu, ngay lập tức nhiều gia đình nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen cho con vào các nốt phỏng. Tuy nhiên theo phó giáo sư Huy, việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ, thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.

Lỗi phổ biến khi chăm sóc con bị thủy đậu

Bôi thuốc xanh ngay khi trẻ bị thủy đậu là không cần thiết (Ảnh minh họa: Internet)

4. Không cách ly trẻ

Bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh, vi-rút có trong nước bọt khi người bệnh ho, nói bắn vi-rút ra xung quanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày.

Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi.

Người lớn có thể lây bệnh của trẻ hoặc là trở thành trung gian truyền bệnh. Theo giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh ở người lớn thường diễn biến nặng hơn ở trẻ. Tỷ lệ tử vong ở người lớn khoảng một trên 100.000 người, cao hơn ở trẻ 5-9 tuổi gấp 30-40 lần.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thủy đậu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!