Trong ba tháng đầu mang thai nếu mẹ bị bệnh tiểu đườngcó thể dẫn tới sản giật, dị tật thai nhi, thậm chí sảy thai. Vì vậy, đây là một bệnh khá nguy hiểm, nếu mắc phải mẹ cần có chế độ ăn kiêng và nghỉ ngơi hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu.
Các biểu hiện nếu mắc tiểu đường trong ba tháng đầu mang thai
Tiểu đường thường khó phát hiện nếu không kiểm tra nước tiểu và lượng đường trong cơ thể, nên nhiều chị em bỏ qua căn bệnh này. Một số biểu hiện đáng chú ý có thể phụ nữ mang thai đã mắc tiểu đường như sau:
Thường xuyên khát nước, nhu cầu nước của cơ thể tăng cao, thậm chí đêm thức giấc để uống nước.
Đi tiểu nhiều nước và thường xuyên buồn tiểu liên tục.
Vùng kín bị viêm nhiễm nấm, ra nhiều dịch và gây ngứa.
Các vết xước hoặc vết thương trên cơ thể khó lành hơn bình thường.
Trọng lượng cơ thể mẹ suy giảm và mệt mỏi.
Khi thấy các biểu hiện trên, mẹ nên nghĩ đến việc có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ, cần đến gặp bác sỹ để được xét nghiệm và cho kết quả chính xác.
Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường
Thực phẩm cần tránh
Mẹ nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột như: nước ngọt, cơm...vì các loại thực phẩm này sẽ càng làm tình trạng tiểu đường thêm nặng hơn do lượng insulin trong cơ thể bị mất sự cân bằng.
Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý giảm lượng cacbonhidrates trong khẩu phần ăn, đây là thành phần chính tạo ra đường trong máu. Những thực phẩm chứa nhiều cacbonhidrates như: bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường...
Không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo như mỡ động vật.
Thực phẩm nên ăn
Khi bị mắc tiểu đường, song song với việc giảm thực phẩm làm tăng cao lượng đường thì mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, bắp...
Có thể sử dụng các loại sữa ít béo và không đường để bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời không gây tăng lượng đường.
Chế độ ăn trong ngày
Ngoài việc bổ sung các thức phẩm cần thiết và tránh các loại thực phẩm không tốt cho bệnh tiểu đường thì phụ nữ mang thai bị mắc bệnh này nên lên kế hoạch ăn uống trong ngày hợp lý, không nên ăn quá nhiều hay bỏ bữa.
Cơm trắng được giải oan 'tội gây ra đái tháo đường'
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa hay không?
Mắc tiểu đường thai kì có nên ăn khoai lang?
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu bị biến chứng khi mang thai
Dư nước ối trong thai kỳ và những điều cần biết
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng: đây là bữa quan trọng nhất trong ngày, lượng đường sẽ giảm mạnh vào buổi sáng vì thế một bữa sáng lành mạnh và hợp lý sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể. Mẹ có thể ăn các món cháo bổ dưỡng, hoặc chút bánh mì kết hợp với trứng, sau đó là một hũ sữa chua.
Ăn đều đặn và đúng giờ các bữa trong ngày, không ăn quá muộn hoặc bỏ quên một bữa nào đó. Việc ăn đúng giờ sẽ giúp chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể một cách tốt nhất, đồng thời lượng đường cũng sẽ ổn định hơn.
Nên chia nhỏ các bữa hàng ngày: ngoài ba bữa chính thì nên thêm các bữa phụ xen kẽ, để tránh lượng đường tăng quá đột ngột. Mẹ có thể ăn sữa chua, hoa quả,...
Ăn đa dạng các loại thực phẩm: trứng, thịt, hải sản, rau củ quả để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Sử dụng các loại dầu thực vật để chế biến món ăn thay vì sử dụng mỡ động vật. Hạn chế các món chiên rán xào mà nên ăn các món luộc hấp.
Để kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai, nhất là trong ba tháng đầu ngoài chế độ ăn kiêng hợp lý, các mẹ nên kết hợp với luyện tập thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga...sẽ tăng cường sức khỏe và đẩy lùi mọi bệnh tật.>>> Xem thêm: Những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!