Tiêm thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng bởi đây là cách tránh thai an toàn và khá tiện lợi khi dùng. Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm tránh thai đó là làm ức chế rụng trứng 100% đồng thời kích thích cổ tử cung tiết ra chất nhầy rất mạnh khiến cho tinh trùng không thể thâm nhập được, niêm mạc tử cung bị teo đi khiến cho trứng không thể làm tổ ở trong tử cung.
Phụ nữ muốn tránh thai sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai, chỉ tiêm một lần vào bắp một lượng hormone progesteron. Progesteron sẽ tiết dần vào cơ thể, lưu lại trong cơ thể liên tục nên có thể giúp chị em tránh thai được trong một thời gian dài (từ 1-3 tháng), đạt hiệu quả lên đến 99,6%. Tuy vậy, phương pháp tránh thai này không hẳn là hoàn toàn an toàn mà vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng. Nhiều chị em lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của mình. Do vậy, dưới đây Lily & WeCare sẽ nói về 2 tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai để các chị em lưu ý kiểm tra và bảo vệ sức khỏe của mình.
Mất kinh kéo dài
Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng hormone progestin sẽ cao hơn lượng estrogen trong máu so với lúc bình thường, do đó niêm mạc tử cung không phát triển mạnh, dày và bị bong ra khiến chảy máu như lúc bị hành kinh thông thường, dẫn đến hiện tượng mất kinh. Khoảng 60% người dùng sẽ bị hiện tượng này.
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên môn, việc mất kinh trong hay sau thời gian tiêm thuốc tránh thai không phải là điều gì đáng ngại lắm và hầu như không gây hại. Tuy nhiên, việc mất kinh có thể gây những ảnh hưởng tâm lý đến các chị em, khiến nhiều chị em cảm thấy bất an, lo sợ rằng mình sẽ bị vô sinh và không còn khả năng sinh con sau này. Trong thực tế, thuốc tiêm tránh thai hấp thụ vào cơ thể và ngấm trong cơ thể, do đó sẽ mất một thời gian lâu hơn các phương pháp khác trong việc hồi phục lại các chức năng như ban đầu. Nếu người phụ nữ có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, ung thư vú, viêm gan... thì không cần phải lo lắng thuốc tiêm tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sinh sản. Sau khi dùng thuốc tiêm tránh thai mà muốn có con thì chỉ cần ngừng thuốc vài tháng sau đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
Tăng cân
Tăng cân cũng là một trong những tác dụng phụ hay thường gặp nhất ở các chị em khi sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai. Rất nhiều phụ nữ bị tăng cân nhanh chóng và tăng hơn 5% cân nặng của mình trong vòng 6 tháng, và sau đó tình trạng này vẫn kéo dài. Về mặt sức khỏe, tăng cân không phải là điều gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên việc tăng cân quá nhanh và nhiều không chỉ khiến cho cơ thể nặng nề, dễ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, huyết áp mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vóc dáng của các chị em. Có tới 25% phụ nữ tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã tăng đến 10kg sau 3 năm tiêm thuốc tránh thai.
Những thay đổi của kinh nguyệt sau sinh có thể khiến chị em “sợ hãi”
Thời điểm nào tốt nhất để tiêm thuốc tránh thai sau khi sinh?
Tiêm thuốc tránh thai ở đâu và hết bao nhiêu tiền?
10 Biểu hiện của mang thai lần đầu mẹ bầu nên biết
Ngừa thai bằng que cấy và miếng dán có an toàn?
Nếu như bạn đang dùng thuốc tiêm tránh thai mà bị tăng cân thì không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tăng cân diễn ra quá nhanh và bạn bị tăng quá nhiều thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng khắc phục tình trạng này, hoặc chuyển sang các biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
>>> Xem thêm: Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!