Kết mạc (dân gian gọi là lòng trắng) có hệ mạch phong phú, là cửa ngõ của mắt, tập trung nhiều tế bào có khả năng miễn dịch cao nên hay bị dị ứng nhất.
Tháng 4, 5, 6 là những tháng đỉnh điểm của bệnh bởi lẽ các dị nguyên như phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt đậm độ cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh khiến bệnh về mắt do dị ứng với thời tiết như viêm kết mạc dị ứng cấp tính, viêm kết mạc theo mùa, viêm kết mạc cơ địa dị ứng... tăng cao, càng có cơ hội tái phát.
Ngoài thời tiết ẩm ướt còn có nhiều nguyên nhân gây dị ứng mắt như phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc lông vật nuôi... Dị ứng mắt là bệnh nhẹ, sẽ diễn tiến với các triệu chứng chủ yếu là ngứa, ra ghèn trong, mắt đỏ, sưng, ngứa, chảy nước mắt.
Nặng hơn là dị ứng kết mạc sẽ gây ngứa dữ dội, ngứa mí mắt, đau, tăng tiết gỉ mắt, chảy nước, phù nề, co quắp mi, mi mắt có biểu hiện viêm nhiễm nhưng không gây tổn thương bên trong mắt (có thể do bị viêm kết mạc dị ứng).
Viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc là nhữngbệnh về mắt thường gặpkhi thời tiết thay đổi. (Ảnh nguồn Traphaco).
Các tổn thương dị ứng mắt thường gặp
Viêm kết mạc dị ứng: Là bệnh thường gặp nhất. Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết dử mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Các thể bệnh đặc biệt trong nhóm này đã được y văn nhắc tới nhiều như viêm kết mạc có nhú khổng lồ ở người mang kính tiếp xúc. Tại mi cũng có thể có các biểu hiện viêm nhiễm song hành.
Viêm giác mạc: Do là một tổ chức vô mạch, được nuôi dưỡng nhờ ôxy và thẩm thấu nên các biểu hiện dị ứng có vẻ âm thầm và hiếm gặp hơn. Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona... Hiếm gặp hơn là viêm nhiễm tại củng mạc và thượng củng mạc, trong đó viêm thượng củng mạc dạng nốt cũng được nhiều người cho là do dị ứng.
Viêm bên trong nhãn cầu: Tuy khó có dị nguyên nào lọt vào được nhưng chúng ta vẫn có thể gặp các bệnh lý dị ứng. Điển hình là trong một số bệnh cảnh, chất nhân của thể thủy tinh đã lọt ra ngoài bao của nó và lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường bên trong nhãn cầu. Chất nhân thể thủy tinh với bản chất là một dị nguyên nội sinh có thể gây ra những bệnh cảnh nặng nề cho mắt như: viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân, glôcôm do thể thủy tinh.
Các viêm nhiễm tại mắt có thể là một phần hoặc đi kèm với các bệnh dị ứng của các hệ cơ quan khác như dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, chàm…
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh về mắt do dị ứng chỉ có thể kiểm soát, khó chữa khỏi hoàn toàn và thực tế là khó tránh được các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, phấn hoa, côn trùng, khói bụi... nên dùng các thuốc nhỏ mắt kháng histamin, sát khuẩn để chống viêm, chống ngứa trong giai đoạn cấp, dùng nước mắt nhân tạo và vitamin C để phòng bệnh tái diễn. Không nên tự mua các loại thuốc có cortisone để nhỏ mắt vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Không dụi mắt khi mắt bị ngứa hoặc bất cứ khó chịu nào vì sẽ kích thích phản ứng tế bào làm triệu chứng tăng nặng, làm vùng da quanh mắt bị tổn thương và sớm để lại vết nhăn.
Các loại viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc dị ứng cấp tính, viêm kết mạc theo mùa hoặc quanh năm, viêm kết mạc cơ địa dị ứng... thuộc nhóm bệnh mắt lành tính, không gây mù loà nhưng có thể gây biến chứng nặng. Bởi một số người có thói quen dụi mắt cho đỡ ngứa đã làm lòng đen bị loét trợt, vừa ngứa vừa đau nhức và dẫn tới tổn thương gây sẹo, giảm thị lực vĩnh viễn.
Thuốc kháng sinh, các thuốc chống ngứa, chống viêm, vitamin không phải là vũ khí tốt bởi nó chỉ giúp khỏi cảm giác ngứa và đỏ mắt chứ không điều trị được triệt để. Thuốc nhỏ mắt nên chọn loại được sản xuất bởi công nghệ kín đảm bảo được độ vô trùng, ngăn ngừa tác nhân từ môi trường khi sử dụng, dung tích nhỏ dùng trong thời gian trung bình 2 tuần.
TS.BS Hoàng Cương nhấn mạnh: Nên tạo thói quen dùng thuốc nhỏ mắt sau khi tắm gội - lúc các hóa chất có dây vào mắt khiến mắt đỏ, xung huyết nhẹ.
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt vệ sinh mắt cần chú ý tiêu chuẩn vệ sinh ngay chính từ thuốc nhỏ mắt. Nếu để quá lâu, bụi bẩn hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt bị nhiễm bẩn cũng ảnh hưởng tới việc duy trì mắt sáng, khỏe.
Cách lựa chọn thuốc nhỏ mắt an toàn nhất cho mắt cần chú ý:
- Chọn loại dung tích nhỏ để sử dụng theo chu kỳ 2 tuần như tại bệnh viện
- Thương hiệu thuốc nhỏ mắt uy tín, đảm bảo
- Chọn loại thuốc nhỏ mắt sản xuất bởi công nghệ kín, vỏ và nắp liền, lỗ nhỏ để tỷ lệ dùng mỗi lần đều hơn
- Ưu tiên các thuốc nhỏ mắt đảm bảo yêu cầu chất lượng từ khâu sản xuất, đảm bảo độ vô trùng tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thuốc nhỏ mắt có độ PH phù hợp để tránh mắt bị xót, có độ tinh khiết cao.
Sau khi đã dùng các loại thuốc trên mà triệu chứng không giảm thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra còn có các loại viêm kết mạc do dị ứng khác như viêm kết mạc mùa xuân, dị ứng mắt do bệnh ngoài da... có khi rất nặng, chỉ có bác sĩ mới quyết định phương pháp và thời gian điều trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!