Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau không mong muốn. Thế nhưng, phương pháp này cũng có một số những hạn chế nhất định. Lily & WeCare sẽ hướng dẫn chị em những cách chuẩn bị để sinh không đau cho chị em tham khảo trước khi đi sinh.
Cần hiểu gây tê ngoài màng cứng là gì?
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng (phương pháp sinh không đau) được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn, không phải chịu những cơn đau. Thế nhưng, phải tới 70 năm sau đó, phương pháp này mới trở nên phổ biến và được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng bằng một mũi gây tê vào cột sống, thuốc sẽ từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh khiến một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ bị tê liệt. Thường thì thuốc sẽ có tác dụng từ núm vú hoặc rốn xuống tận các ngón chân.
Cần phải chuẩn bị để sinh không đau như thế nào?
- Trên thực tế, không phải bệnh viện nào cũng có dịch vụ sinh không đau cho sản phụ, bởi các bác sĩ vẫn luôn khuyến khích chị em nên đẻ tự nhiên. Mẹ bầu thường có tâm lý yên tâm sinh thường trong những tháng đầu của thai kỳ nhưng sau đó sẽ cảm thấy không đủ tự tin để vượt cạn nên sẽ tìm đến phương án sinh không đau. Thế nên, để chuẩn bị để sinh không đau thì chị em nên tính đến phương án này và lựa chọn những bệnh viện có khả năng có thể thực hiện được để sinh.
- Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất. Dựa trên chỉ số sức khỏe và nhu cầu của chị em, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên hay không nên áp dụng phương pháp sinh không đau và cách để chị em vượt qua chuyện sinh nở được dễ dàng.
- Chị em cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc chồng mình về việc muốn gây tê màng cứng để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết. Nên nói rõ ý định của mình khi nào thì cần đến mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng, khi tử cung bắt đầu mở hay khi bản thân cảm thấy không thể chịu được mới tiêm?
- Trước khi có ý định sinh con không đau thì mẹ bầu nên tìm hiểu trước những thông tin dịch vụ này ở các bệnh viện.
- Dù đã chuẩn bị để sinh không đau thế nhưng thực tế sẽ có những trường hợp phát sinh, ví dụ như khi tử cung mở quá nhanh hoặc quá lâu so với dự định khiến mất thời gian. Thế nên, dù có ở tình huống nào thì mẹ bầu cũng nên hết sức bình tĩnh, rồi mọi chuyện cũng sẽ qua
Ăn quả trứng cá có gây ung thư như tin đồn?
Nguyên nhân và giải pháp điều trị đau ngực khi mang thai
Năng ‘chuyện ấy’ để tránh ung thư tiền liệt tuyến
Những bí mật về sinh mổ ít mẹ bầu biết
Kinh nghiệm sinh không đau ở bệnh viện Từ Dũ
Cách gây tê màng cứng
Mẹ bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi và phải co người, cong lưng để các bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê. Bác sĩ sẽ sát trùng qua thắt lưng của mẹ bầu và tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau ống truyền thuốc được đưa vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.
Sau khi gây tê xong, bác sĩ sẽ đặt ống thuốc qua kim tiêm lớn với lượng thuốc tê thử nghiệm. Mẹ bầu lúc này nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, không nên cử động. Các bác sĩ sẽ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế. Nếu liều thuốc thử nghiệm mà ổn thì một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn, đặt ở chế độ chảy liên tục và lượng thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.
Thế nên, để chuẩn bị để sinh không đau, các mẹ bầu cần tham khảo kỹ ý kiến của người thân, của gia đình và đặc biệt là của bác sĩ. Nếu thấy không thực sự cần thiết thì có thể sinh thường để tránh những hạn chế về sức khỏe sẽ gặp sau này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!