Mối liên hệ giữa meth miệng và ma túy

Chăm sóc răng miệng - 03/29/2024

Meth miệng, một thuật ngữ dùng để chỉ tổn thương cho răng và sức khỏe gây ra bởi các chất ma túy tổng hợp (methamphetamine – ma túy đá) bất hợp pháp và có khả năng gây nghiện rất cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Ma túy đá (methamphetamine) là một loại …

Meth miệng, một thuật ngữ dùng để chỉ tổn thương cho răng và sức khỏe gây ra bởi các chất ma túy tổng hợp (methamphetamine – ma túy đá) bất hợp pháp và có khả năng gây nghiện rất cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Ma túy đá (methamphetamine) là một loại chất kích thích lên hệ thống thần kinh của người dùng, gây khó thở, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, huyết áp, tổn thương não vĩnh viễn và gây sâu răng nghiêm trọng.

Dấu hiệu và triệu chứng của meth miệng là gì?

Việc sử dụng ma túy đá có thể tàn phá sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Các báo cáo nghiên cứu cho rằng bệnh sâu răng do sử dụng chất này cũng giống như bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khoang sâu răng xuất hiện ở bề mặt tiếp giáp với má của răng và các khoảng nằm giữa răng trước.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi mắc phải meth miệng?

Nếu nghi ngờ mắc phải meth miệng, chỉ có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng cách ngừng việc sử dụng ma túy. Chỉ uống loại nước không có đường và tránh các loại thức uống có ga để giảm khô miệng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và hơn hết là nên đến nha sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị sớm, tránh nguy cơ bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, khi phát hiện các dấu hiệu của Meth miệng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để phòng ngừa meth miệng?

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh meth miệng là do sử dụng ma túy đá. Do đó, cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh là tuyệt giao với loại ma túy đá. Bệnh nhân có thể bắt đầu cắt giảm bằng cách bớt ăn ngọt, và/hoặc bắt đầu thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng thích hợp khi mắc bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!