Môi tiếp xúc với nắng nhiều dễ bị ung thư miệng

Chăm sóc răng miệng - 11/24/2024

Ung thư miệng là một loại bệnh mà ở đó các khối u hình thành trên bề mặt của lưỡi, miệng, môi hoặc nướu răng. Các khối u cũng có thể xuất hiện trong tuyến nước bọt, amiđan và họng (từ miệng của bạn đến khí quản). Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm xảy ra. …

Ung thư miệng là một loại bệnh mà ở đó các khối u hình thành trên bề mặt của lưỡi, miệng, môi hoặc nướu răng. Các khối u cũng có thể xuất hiện trong tuyến nước bọt, amiđan và họng (từ miệng của bạn đến khí quản). Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm xảy ra. Ngay sau đây, Hello Bacsi sẽ cùng bạn những dấu hiệu và triệu chứng, cũng như các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh ung thư miệng nhé.

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư miệng là gì?

Bạn có thể bị ung thư miệng nếu có những triệu chứng sau:

  • Có vết loét không lành;
  • Có một khối u dày trên da hoặc trong niêm mạc miệng của bạn;
  • Có mảng trắng hay đỏ trong miệng;
  • Răng lung lay;
  • Răng giả không ăn khớp với hàm;
  • Đau lưỡi;
  • Hàm bị đau hay cứng đơ;
  • Đau hoặc khó khăn khi nhai hoặc khi nuốt;
  • Đau họng;
  • Cảm giác như có gì đó bị nghẹn trong cổ họng.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị ung thư miệng?

Để cải thiện tình trạng răng miệng và phòng ngừa ung thư miệng, bạn nên thực hiện những điều sau:

Bỏ thuốc lá:

Có một mối liên quan rất chặt chẽ giữa ung thư miệng và hút thuốc. Thuốc hút có thể bao gồm thuốc lá, xì gà, tẩu, ngậm thuốc lá và hít… Mặc dù không phải tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng đều do hút thuốc lá, nhưng nếu bạn đang hút thuốc thì nên dừng lại ngay từ bây giờ bởi vì:

  • Hút thuốc khiến cho việc điều trị bệnh kém hiệu quả;
  • Hút thuốc làm chậm khả năng hồi phục sau phẫu thuật;
  • Hút thuốc tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư khác trong tương lai.

Tuy không phải dễ dàng để từ bỏ một thói quen đã hình thành từ lâu, đặc biệt là khi quyết tâm của bạn còn đi song song cùng áp lực chống chọi bệnh ung thư. Nhưng một khi đã làm được, bạn sẽ có thể cảm nhận được sự diệu kì của sức mạnh tinh thần và trở nên mạnh mẽ hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp bỏ thuốc thích hợp cho bạn và hướng dẫn bạn dùng liệu pháp thay thế nicotine.

Bỏ rượu bia:

Rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng, đặc biệt là khi được kết hợp với việc hút thuốc lá. Vì thế hãy ngưng uống đồ uống có cồn ngay từ bây giờ nhằm giảm bớt nguy cơ ung thư miệng. Ngoài ra, ngừng uống rượu cũng có thể giúp các phương pháp điều trị ung thư miệng ở bạn đạt được hiệu quả cao.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Lên lịch hẹn với bác sĩ hoặc nha sĩ nếu các dấu hiệu gây bệnh kéo dài hơn hai tuần. Bác sĩ cũng có thể sẽ điều tra các nguyên nhân thông thường khác được xem là biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư, như nhiễm trùng chẳng hạn.

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư miệng?

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thực hiện những việc sau:

  • Bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc: nếu đang hút thuốc thì bạn nên dừng lại ngay từ bây giờ. Còn nếu bạn chưa hút thuốc lá thì không nên tập hút. Hút hay ngậm thuốc lá đều làm tăng nguy cơ tiếp xúc giữa các tế bào trong miệng với các chất gây ung thư.
  • Hạn chế uống bia rượu: uống nhiều bia rượu có thể kích ứng các tế bào trong miệng làm tăng nguy cơ bị ung thư. Rượu bia không hoàn toàn là xấu nếu bạn uống có chừng mực: 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.
  • Nếu bạn vẫn quyết định uống rượu, bạn chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi: hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả. Các vitamin và các chất chống oxy hóa có trong nhóm thực phẩm này sẽ góp phần giúp giảm nguy cơ ung thư miệng.
  • Tránh để môi và miệng bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt. Tốt nhất, bạn nên ở trong bóng râm suốt khoảng thời gian nắng gắt. Trong trường hợp phải ra ngoài, bạn nên mang mũ rộng vành có thể che toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả miệng. Thoa kem chống nắng hoặc sử dụng son dưỡng có chỉ số chống nắng bảo vệ môi.
  • Khám răng định kỳ để được kiểm tra răng miệng tổng quát nhằm phát hiên sớm những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng hoặc những thay đổi tiền ung thư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!