Bệnh viêm kẽ ngón chân là gì?
Theo Quỹ Giáo dục & Nghiên cứu y khoa Mayo Mỹ (MCO), viêm kẽ ngón chân hay nấm da chân (Athlete's foothay tinea pedis).Nấm kẽ chân thường gặp nhất ở giữa hai ngón, là ngón út và ngón gần sát ngón út (áp út). Nấm kẽ chân gây ngứa, rát, dễ nhiễm trùng lan ra toàn bàn chân. Bệnh nấm da chân có thể bắt đầu với một phần da nhỏ bị kích ứng, khô, ngứa hoặc có vảy. Khi nấm phát triển khiến da dày lên và nứt, sau có thể lan ra toàn bộ bàn chân và cả hai mặt bên của bàn chân. Xuất hiện mụn nước, một dạng nấm chân hiếm gặp. Bệnh cũng có thể xuất hiện giữa các ngón chân, gót chân hoặc trên đầu bàn chân.
Nấm kẽ chân thường gặp ở những người có bàn chân tiếp xúc mồ hôi, nước, bó hẹp trong giày và ủng, nhất là trong thời tiết ẩm ướt của mùa mưa. Khi bị nhiễm nấm, bàn chân xuất hiện bong tróc, đỏ, ngứa, rát đôi khi có mụn nước là vết loét trên da. Đặc biệt là ở các khe kẽ ngón chân, nhất là ngón 3-4 luôn sít nhau. Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, chợt nông, nổi mụn nước. Đôi khi viêm tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, sau lan lên mu bàn chân, xuống bề mặt dưới bàn chân, kẽ các ngón chân khác.
Nấm kẽ chân là bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, có liên quan mật thiết đến các bệnh nhiễm nấm khác như nấm ngoài da và ngứa ngáy, nhiễm trùng và tái phát... Loại nấm này thường phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm như trong giày, tất, trong hồ bơi, phòng thay đồ và ở sàn nhà tắm công cộng. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước thời gian dài như nông dân làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội, và nhóm người thường xuyên tiếp xúc với nước, đi giày hoặc hay tắm ở bể bơi công cộng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nấm kẽ chân do cùng một loại nấm gây ra bệnh hắc lào và ngứa ngáy. Thủ phạm là hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans gây ra... Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm phát ban đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng... Đây là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, như khăn tắm, sàn nhà và giày dép. Đi chân trần ở những nơi công cộng cũng có thể lây lan, chẳng hạn như phòng thay đồ, phòng tắm hơi, hồ bơi, phòng tắm chung và vòi sen.
Các biến chứng của bệnh nấm kẽ chân là lây sang các bộ phận khác, như gãi hoặc sờ mó vào các bộ phận bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng thường lây lan từ chân đến bẹn vì nấm có thể di chuyển trên tay hoặc trên khăn của con người.
Điều trị nấm chân thế nào cho hiệu quả?
- Điều trị bằng dược phẩm:
Theo MCO, một số loại nấm gây viêm kẽ ngón chân còn kèm theo mụn nước hoặc vết loét, đôi khi dễ bị nhầm với bệnh chàm hoặc da khô. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân, sau đó lây sang bàn tay. Điều trị bằng thuốc kháng nấm, chỉ dùng đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống khi trầm trọng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm. Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại kháng nấm thông dụng hiện nay như nhóm allylamine, nhóm azole, ketoconazole…
Không được lạm dụng thuốc bôi, nếu có quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát và tổn thương. Thuốc có các tác dụng phụ, vì vậy khi sử dụng cần tư vấn bác sĩ, riêng nhóm phụ nữ mang thai cần thận trọng. Việc điều trị nấm bàn chân an toàn nhất là thuốc chống nấm tại chỗ, nhưng khi tái phát, việc điều trị thường kéo dài.
Nếu nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi ngoài, còn thuốc uống chỉ dùng khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ). Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau.
Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, bám bụi bẩn, dị vật... thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc. Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng, bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương. Nếu quá nhiều có thể gây lãng phí, tạo cảm giác nóng rát, tổn thương.
- Điều trị bằng liệu pháp tự nhiên:
Ngoài trị nấm kẽ chân bằng Tây dược, người ta còn dùng các phương pháp tự nhiên, tự làm lấy như dùng tỏi, do tỏi có chứa hợp chất allicin hay 'kháng sinh tự nhiên'. Vừa ngăn chặn được ký sinh trùng, nấm lại có tác dụng giúp móng mọc nhanh và khỏe hơn. Đơn giản, giã hoặc ép lấy nước đắp lên ngón chân bị nhiễm nấm, chờ 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
Ngoài ra có thể trị ngứa kẽ ngón chân bằng dấm hoặc muối. Pha loãng muối với nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 15 phút, lau khô chân và bôi kem vào kẽ chân, nơi bị nhiễm nấm. Riêng với dấm cũng làm tương tự, dùng 2 cốc nước dấm pha trong một chậu nước ấm và ngâm 15 phút, sau đó lau khô bằng khăn sợi mềm. Cách khác là dùng lá ổi và lá trầu không, đây là cây thuốc quý có tác dụng kháng khuẩn, giải hút độc và cầm máu. Đơn giản nấu nước lá ổi, trầu không như nấu chè xanh, để ấm rồi ngâm 20 phút, lau khô. Nên kiên trì, làm hàng ngày khoảng 2 tuần sẽ có tác dụng tốt.
Một cách trị nấm kẽ chân hiệu quả là dùng bồ kết. Đây là vị thuốc quý có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm cực tốt, giúp loại bỏ cơn ngứa nhanh nhờ hợp chất saponin ó trong quả bồ kết. Cách làm như sau: lấy vài quả bồ kết, nướng vàng, bẻ nhỏ cho vào nồi nấu trong 15 phút, để nguội ấm rồi ngâm chân. Vừa ngâm vừa bóp bò kết rồi xoa vào bàn chân. Kiên trì thực hành vài ba lần sẽ mang lại hiệu quả.
Phòng ngừa nấm kẽ chân
Bệnh viêm kẽ ngón chân không nguy hiểm đến tính mạng, song nếu biết phòng tránh sẽ giảm bệnh, nhất là nhóm người phải làm việc môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi giày, ra mồ hôi chân... Đó là giữ khô bàn chân, các kẽ chân. Nên để chân trần thoát khí khi ở nhà hay khi đi ngủ. Lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm. Thay tất thường xuyên, nếu chân ra nhiều mồ hôi nên thay 2 lần/ngày. Giảm độ ẩm trên bàn chân và giày dép, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nên lau khô bàn chân, kẽ chân sau khi tắm rửa, tiếp xúc nước hoặc ra nhiều mồ hôi. Chọn loại giày nhẹ thông thoáng, tránh dùng giày bằng vật liệu tổng hợp, như nhựa vinyl hoặc cao su.
Các chất làm khô cũng được khuyên dùng như bột chống nấm (miconazole), tím gentian, dung dịch Burow (5% nhôm subacetate) và dung dịch aluminum chloride 20 đến 25% hàng đêm trong 1 tuần sau đó 1-2 lần/tuần nếu cần.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!