Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Dưới đây là bí quyết vượt qua chứng lo âu của những người phụ nữ thông minh đã học được cách làm chủ bản thân mình.

Không có cách gì để 'chữa khỏi' chứng lo âu. Nếu bạn mắc phải hội chứng này, nó sẽ theo bạn lâu dài, ở một hình thái hay dạng thức nào đó. Đặc biệt, vào những ngày cuối năm, Tết đang cận kề thì chứng lo âu lại càng 'phát huy tác dụng'.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn phải đầu hàng trước chứng lo âu. Có nhiều biện pháp để kiểm soát chứng lo âu, giúp bạn bình tâm trở lại và có quyền kiểm soát cơ thể, cuộc sống mà bạn khao khát.

Dưới đây là bí quyết vượt qua chứng lo âu của những người phụ nữ thông minh đã học được cách làm chủ bản thân mình.

1. Đối mặt với nỗi sợ của bạn

Jess, 29 tuổi, người sáng lập Racing Mentor.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Tôi thúc đẩy bản thân làm những việc khiến tôi sợ hãi bởi tôi không muốn sống một cuộc đời chỉ toàn 'chuyện gì sẽ xảy ra nếu…'. Quy tắc có của tôi là: Nếu tôi nghĩ mình thích thứ gì đó nhưng nó thật đáng sợ, tôi sẽ làm việc ấy. Tôi không muốn hối tiếc vì mình đã không làm. Ví dụ, năm ngoái, tôi được mời tới Italia để gặp gỡ Abarth and Riva Yachts – thương hiệu du thuyền, siêu xe Abarth và Riva. Như vậy có nghĩa là tôi được tự do bay nhảy và làm quen với nhiều người mới. Cảm giác đôi chút sợ hãi nhưng ý nghĩ được tắm nắng mặt trời nguyên ngày với một trong những thương hiệu ô tô yêu thích của tôi thật quá hấp dẫn để có thể chối từ.

Mới đây thôi, tôi, trong cơn bốc đồng, đã quyết định thử đi hát karaoke. Tôi là một giọng ca tồi và thường chỉ hát hò trong xe ô tô mà thôi. Nhưng tôi cảm thấy sẽ rất quan trọng nếu tự mình hát, dù chỉ một lần. Mọi việc không đáng sợ như tôi hình dung và điều này cũng đúng với nhiều thứ khác trong đời từng khiến tôi căng thẳng, lo lắng.

Tôi làm những việc như trên để chỉ cho bản thân thấy rằng mọi chuyện không tệ như tôi nghĩ, ngay cả khi đó là một việc rất đáng sợ như hát trước đám đông.

2. Liệu pháp online

Fiona, 38 tuổi, người sáng lập The Confidence Club.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Tôi luôn bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) kể từ khi còn nhỏ. Đôi khi bệnh được biểu hiện dưới dạng chứng lo âu. Nhưng phải mãi tới khi có con, tôi mới bắt đầu phải vật lộn thực sự với những suy nghĩ lo lắng trong đầu. Tôi đã sử dụng một khóa học trên mạng có tên Therapy for You. Khóa học cung cấp nhiều con đường điều trị khác nhau và bạn có thể chọn các buổi học trên mạng, trị liệu theo nhóm hay liệu pháp 1-2-1. Tại đây, tôi được học những kỹ thuật đơn giản như học cách hiểu yếu tố kích hoạt chứng lo âu của mình (với tôi, đó là khi tôi cực kỳ mệt mỏi hoặc khi xem gì đó trên tivi vào tối muộn, xem tin trên báo chí - nếu lúc đó, tôi thấy căng thẳng thì cũng là lúc tôi bắt đầu lo lắng những chuyện ấy sẽ xảy ra với mình).

Một trong những kỹ thuật hay nhất mà tôi học được là sự chủ động. Ví dụ, tôi sẽ rất lo lắng nếu đi đâu đó với chồng tôi và để các con ở lại trong xe. Tôi sợ cả hai chúng tôi lỡ có gặp chuyện gì thì bọn trẻ sẽ bơ vơ, không cha không mẹ. Cố gắng đương đầu với tình trạng này, tôi đảm bảo rằng, chúng tôi có một người ở lại và chuẩn bị sẵn một lá thư ghi ra mong muốn của chúng tôi về việc chăm sóc lũ trẻ. Đó là những điều đơn giản để thử và nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị cảm giác lo âu hay cơn hoảng loạn tấn công.

Tôi cũng dùng ứng dụng trị chứng lo âu, Self Help Anxiety Management. Ứng dụng này giúp tôi tự xây dựng 'bộ đồ nghề' của mình và theo dõi tình trạng lo âu mà tôi gặp phải. Ngoài ra, tôi còn tải một loạt ứng dụng giúp tư giãn để hỗ trợ giấc ngủ. Chứng lo âu của tôi có vẻ luôn diễn ra lúc nửa đêm. Do đó, thứ giúp tôi thư giãn và ngủ ngon thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tôi.

3. Sự xác nhận tích cực

Fiona, 31 tuổi, nhà văn kiêm blogger.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

5 năm trước, tôi đánh mất vị trí quản lý do không thể làm việc sau một lần suy sụp tinh thần. Tôi bị bỏ lại với nỗi lo âu gặm nhấm và tránh mặt khỏi các sự kiện xã hội hơn 1 năm. Nỗi lo lắng tôi phải chịu đựng nói chung liên quan tới stress. Tôi muốn làm vừa lòng mọi người, vậy nên tôi thường đồng ý với quá nhiều dự án mà tôi thực sự không có đủ năng lực tinh thần để gánh khối lượng công việc nặng nề đến vậy.

Chịu đựng chứng lo âu trong thời gian quá dài, tôi đã học được cách hòa hợp với trạng thái cảm xúc của chính mình, tha thứ cho bản thân vì không phải lúc nào cũng nổi trội và xuất sắc. Đó là nhờ tôi đã đọc những lời xác nhận tích cực mà ban đầu tôi nghĩ chỉ là vớ vẩn. Tôi sử dụng những lời xác nhận ấy từ một nhãn hiệu có tên I Can Cards - được thiết kế chủ yếu cho những người bị lo âu. Vì vậy, họ nhắm vào các mẫu suy nghĩ tiêu cực của tôi mà không buộc tôi phải nghĩ ngợi gì quá nhiều.

Ví dụ, tôi thực sự stress tuần này vì có nhiều việc phải làm. Nhưng tôi đã nhặt lên tấm thẻ có ghi 'Mình có thể chậm lại'. Đó là một lời xác nhận đơn giản nhưng hiệu quả với tôi bởi nó nhắc nhở tôi rằng, việc nghỉ giải lao không có gì sai và hùng hục làm việc chẳng giúp ích được gì. Những câu yêu thích khác của tôi là 'Tôi có thể nhận ra thủ phạm khiến tôi lo lắng' – nó buộc tôi phải chủ động xem xét tình cảnh của mình và loại bỏ những thói quen xấu như uống quá nhiều cà phê. Nó nhắc nhở tôi phải đảo ngược những thói quen này bằng hành vi tích cực như uống nhiều nước hơn, ăn điều độ hơn. Tất cả đều có tác động lớn tới mức độl o lắng của tôi.

Nghe có vẻ là những thứ tầm thường nhưng đọc một lời xác nhận mới mỗi ngày thực sự là thói quen tuyệt vời với tôi, tới mức, nó có thể biến chuyển tâm trạng, giúp tôi tránh bị suy sụp và mang tới một ngày làm việc hiệu quả.

4. Đọc về chứng lo âu

Natalie, 30 tuổi.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Tôi đã đọc một cuốn sách rất hay nhấn mạnh nhu cầu dịch chuyển sự chú ý của bạn vào thứ gì khác khi cơn lo âu xuất hiện. Cuốn sách có tên Hardcore Self Help: F**k Anxiety' của tác giả Robert Duff. Nó có ích vô cùng với việc kiểm soát chứng lo âu của tôi. Cuốn sách giới thiệu một phương pháp hít thở có tác dụng rất nhiều với tôi bất cứ khi nào tôi lo lắng, cùng với những thứ khác như các lá thư. Tôi yêu cái cách Robert trò chuyện thủ thỉ cùng bạn trong cuốn sách.

Tôi cũng đảm bảo rằng khi bị một cơn lo lắng tấn công, tôi sẽ ngồi xuống và cố gắng lý giải suy nghĩ của mình. Tôi tự hỏi bản thân: 'Suy nghĩ khiến mình lo lắng có đúng 100% so với thực tế trước mắt mình không?'. Tôi nhận ra, những lần lo lắng thường do tôi giả định sai nhưng tôi tự thuyết phục bản thân mình rằng chúng là đúng và hình dung ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể. Do đó, dành thời gian để suy nghĩ thấu suốt về các dữ kiện, đôi khi, trò chuyện với một người khác, giúp tôi tìm ra nguồn cơn nỗi lo của mình và nhìn nhận hoàn cảnh một cách thực tế hơn.

5.Viết blog

Calli, 19 tuổi.

Năm mới rồi, đừng lúc nào cũng lo âu, nếu chưa biết làm sao để giải tỏa lo lắng thì đây là cách cho bạn

Tôi bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong khoảng 6 năm nay. Đó là một quãng thời gian năm 2016, khi tôi bị ốm, tôi phát hiện ra viết là cách tuyệt vời để kiểm soát chứng lo âu. Tôi bắt đầu viết blog, về chủ đề thực phẩm, sức khỏe tâm thần. Cho tới giờ, đó vẫn là một dạng trị liệu tuyệt vời.

Nếu trải qua một ngày tồi tệ - nếu tôi làm điều gì đó khiên tôi cảm thấy cực kỳ lo lắng, căng thẳng hay đơn giản là một ngày mà tâm trạng tôi tụt dốc thê thảm – tôi ngồi xuống và viết một bài blog về đồ ăn để cảm thấy khá hơn. Bạn chỉ cần phải tập trung vào những gì mình viết và bạn sẽ quên đi tất cả những gì khiến mình lo lắng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!