Nên và không nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Huyết áp thấp nghĩa là chỉ số huyết áp 90/60 mmHg hoặc thấp hơn, bạn cần chú ý những nên và không nên làm dưới đây.

Huyết áp thấp không phổ biến như huyết áp cao, tuy nhiên không thể bỏ qua tình trạng này. Nếu bạn bị huyết áp thấp, nghĩa là chỉ số huyết áp 90/60 mmHg hoặc thấp hơn, bạn cần chú ý những nên và không nên làm dưới đây:

1. Hạn chế uống rượu và tăng cường uống nước

Có một thực tế là uống rượu làm tăng huyết áp. Cứ mỗi 10g rượu uống vào, huyết áp sẽ tăng 1mmHg. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn nên uống nhiều rượu nếu bạn bị huyết áp thấp. Nhớ là, uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới huyết áp thấp. Thay vào đó, hãy uống đủ nước để duy trì lượng dịch trong cơ thể và giúp cải thiện tuần hoàn. Ngoài ra, giữ đủ nước cho cơ thể cũng có nghĩa giúp cơ thể loại bỏ một triệu chứng của huyết áp thấp là mất nước.

Nên và không nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

Uống đủ nước để duy trì lượng dịch trong cơ thể và giúp cải thiện tuần hoàn (Ảnh minh họa: Internet)

2. Kiểm soát khẩu phần muối

Trong những trường hợp huyết áp cao, bạn cần giảm muối vì natri làm tăng chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, ăn mặn không phải là giải pháp cho huyết áp thấp. Ăn nhiều muối có thể làm tăng đáng kể nguy cơ huyết áp cao, tổn thương cơ quan và các biến chứng khác. Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, tốt hơn cả là kiểm soát lượng muối ăn và đảm bảo chỉ nhận 2-3mg muối qua chế độ ăn theo khuyến nghị. Trong trường hợp, bác sĩ yêu cần bạn tăng cường muối, bạn có thể chế biến cùng thực phẩm nhưng cũng chỉ nên ở mức vừa phải.

3. Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Vì chóng mặt và đau đầu nhẹ là các triệu chứng của huyết áp thấp nên bạn cần tránh thay đổi đột ngột các tư thế như khi đứng lên ngồi xuống hoặc ra khỏi giường. Tụt huyết áp khi di chuyển đột ngột có thể dẫn tới hoa mắt, chóng mặt thậm chí là tai nạn. Vì vậy, để tránh tai nạn, trước tiên cần bóp chân và mắt cá chân vài lần trước khi đứng lên. Khi bước ra khỏi giường cần nghiêng người sang một bên và từ từ đứng lên sau đó mới di chuyển.

4. Hạn chế ăn các thực phẩm carbohydrate

Nên và không nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

Hãy giảm hấp thu carbohydrat nếu bạn bị huyết áp thấp (Ảnh minh họa: Internet)

Một chế độ ăn nhiều carb không thích hợp cho những người bị huyết áp thấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giảm hàm lượng carbohydrat trong thực phẩm giúp giảm huyết áp tâm thu và rút ngắn thời gian bị giảm huyết áp sau ăn. Nếu bạn bị huyết áp thấp bạn cần giảm hấp thu carbohydrat.

5. Tránh tắm nước nóng và xông hơi

Tắm nước nóng và xông hơi đặc biệt là trong thời gian dài có thể dẫn tới chóng mặt, choáng váng vì nó làm giảm áp lực trong cơ thể. Vì vậy, nên hạn chế tắm lâu. Nếu cần, hãy sử dụng một chiếc ghế để có thể ngồi và thư giãn. Nhớ là cần xoa bóp bàn chân và bắp đùi trước khi đứng dậy khỏi ghế.

6. Ăn thường xuyên

Vì tụt huyết áp sau ăn hoặc chóng mặt sau ăn là triệu chứng phổ biến ở những người bị huyết áp thấp, bạn nên tránh ăn các bữa lớn. Thay vào đó chia ra làm nhiều bữa nhỏ sau mỗi hai giờ để giúp cơ thể xử trí với vấn đề huyết áp thấp và chứng chóng mặt sau ăn.

7. Mang tất nếu cần

Nên và không nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

Đi tất dài đến gối và đùi để giúp máu ở phần trên cơ thể đủ lâu mà không gây giảm huyết áp (Ảnh minh họa: Internet)

Hãy làm điều này nếu bác sĩ yêu cầu hoặc đề nghị bác sĩ nếu cách này giúp điều trị huyết áp thấp. Đi tất dài đến gối và đùi để giúp máu ở phần trên cơ thể đủ lâu mà không gây giảm huyết áp.

BS Cẩm Tú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!