Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt!

Bạn Cần Biết - 04/30/2024

Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng mua liền mấy thùng các loại nước ngọt vì rất tiện lợi lại dễ uống và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều và thường xuyên trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.

Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng mua liền mấy thùng các loại nước ngọt vì rất tiện lợi lại dễ uống và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều và thường xuyên trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.

Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt!

Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt! Là khuyến cáo Lily & WeCaredành cho bạn nếu muốn có một cái Tết an toàn vui vẻ và nhiều sức khỏe. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!

1. Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt!

Ngày Tết nạp quá nhiều nước ngọt có ga là nguyên nhân gây một số bệnh sau:

Bệnh ung thư

Nguyên nhân là do các loại nước ngọt có ga, có chứa carbonat làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, do nước ngọt có ga thường làm căng dạ dày, gây hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực quản. Ngoài ra, những người uống nhiều nước uống chứa cafein thì gan sẽ bị tổn thương

Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt!

Hỏng men răng

Các axit và đường sinh axit trong thức uống giải khát gây yếu men răng, góp phần hình thành lỗ sâu răng. Nghiêm trọng hơn, men răng yếu cùng với việc đánh răng không đúng cách có thể khiến bạn dễ dàng bị mất răng.

Bạn có thể uống một lượng nước ngọt vừa phải để kích thích tiêu hóa và giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, đừng quên súc miệng bằng nước sau khi uống để loại bỏ bớt các acid trong nước uống có ga để chúng không có cơ hội tiếp xúc lâu dài với bề mặt men răng.

Tim mạch

Trong nước ngọt có ga và soda có chứa rất nhiều đường Fuctose, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Gây lão hóa da nhanh

Những loại axit trong nước ngọt gây hại cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Những loại axit này làm cho làn da của bạn mất đi vẻ đẹp sáng mịn, gây ợ nóng và tăng nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương. Đặc biệt nếu bạn uống nước ngọt khi đói sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa axit và kiềm của hệ tiêu hóa.

Gây béo phì

Một trong những nguyên nhân gây sốc của nước ngọt đó là gây nên tình trạng béo phì. Các nghiên cứu khoa học cho rằng, uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng các loại chất béo khác nhau trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn là nguyên nhân gây tăng cholesterol. Không chỉ nước ngọt thường mà nước ngọt ăn kiêng cũng có thể làm tăng vòng eo và tăng cân. Trong nước ngọt ăn kiêng có chất tạo vị ngọt làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó có thể dẫn đến tăng cân.

Ngày Tết đừng uống quá nhiều nước ngọt!

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát, một loại chất được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận sẽ tăng gấp đôi nếu mỗi ngày bạn uống 1-2 lon nước ngọt.

Làm hỏng hệ tiêu hóa

Uống nước ngọt mỗi ngày cũng có thể làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Trong nước ngọt có chứa nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày của bạn. Hàng ngày bạn tiêu thụ những loại đồ uống có tính axit có thể tạo môi trường axit kéo dài dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Gây bệnh tiểu đường

Nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn uống soda liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và xương. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

2. Lưu ý khi sử dụng nước ngọt có ga

  • Không nên dùng nước ngọt có ga cùng với rượu vì nước ngọt có ga làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với rượu cồn, gây tổn hại đến gan.
  • Không uống nước ngọt khi hệ tiêu hóa không tốt vì nước ngọt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, có thể làm 2 cơ quan này bị tê liệt. Hậu quả là tiêu hóa không tốt có thể gây đau bụng, tiêu chảy,...
  • Không uống nước ngọt khi ăn cơm, ăn tiệc vì có quá nhiều nước trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị.
  • Không ngậm lâu trong miệng vì điều này dễ làm cho cổ họng bị sung huyết. Nếu tình trạng này kéo dài, huyết quản ở cổ họng sẽ bị co lại, lượng máu chảy ở đó giảm. Hậu quả là công năng của cổ họng bị rối loạn, sức miễn dịch cục bộ thấp, dễ sinh viêm họng, khản tiếng, đau họng...

Tình Nguyễn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!