Rau rút có giá trị dinh dưỡng
Rau rút (hay còn gọi là rau nhút) là loại rau sống trên mặt ao hồ. Lá của loại rau này có hình giống như lá me, nhưng nhỏ hơn. Thân của rau này có các bao hình xốp, trắng, dính liền vào thân, bao xung quanh thân để giúp rau nổi lên. Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau rút có hàm lượng protein cao, giàu vitamin dễ kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn bổ dưỡng, mát, bổ và đem lại giấc ngủ ngon. Nhưng nếu không sơ chế và chế biến cẩn thận, rau rút có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Còn Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, chuyên gia Bộ Y tế, cho biết, phân tích thành phần có trong rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin...
Thói quen ăn rau rút tái, sống của người dân dễ dẫn đến việc bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt bệnh sán lá gan (Ảnh minh họa: Internet)
Ăn rau rút dễ bị nhiễm sán lá gan
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội): Các loại rau trồng ở dưới nước (như rau rút), đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín, các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn có thể còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng là chúng vào cơ thể người.
Đặc biệt, rau rút là loại rau sống trên mặt của các ao hồ trong điều kiện ô nhiễm môi trường nặng nề như hiện nay, đặc biệt là môi trường nước ở các ao hồ, sông ngòi thì rau rút cũng không tránh khỏi việc sống trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Vì điều kiện sống chủ yếu mọc dưới nước tại các hồ ao hoặc ruộng nước, rau rút dễ bị nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm, đó là chưa kể nguồn phân bón, tưới nước cho rau cũng không được đảm bảo an toàn. Ngoài những bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá có thể gặp phải, rau rút còn là nơi trú ẩn lý tưởng cho ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hay trong một số loại gia súc, đặc biệt là loài lợn.
Khi chúng ta ăn phải rau rút chứa ấu trùng sán, chúng sẽ có cơ hội để thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và làm tổ trong ở đó. Khoảng thời gian từ khi ăn phải ấu trùng cho đến khi sán trưởng thành là 5 - 6 tuần. Khi con người bị nhiễm bệnh, ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim…
Những người không nên ăn rau rút
Với bà bầu, tuy rau rút có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tuyệt đối không được ăn tái, sống. Nhiều người thích ăn rau rút tái, sống cho giòn rất dễ mang bệnh. Bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Vì thế với những bà bầu không ăn sống hoặc trần tái mà phải ăn chín.
Rau rút có tính lạnh cho nên người yếu bụng, thể hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.
Khi mắc sán, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ giảm sút... Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.
Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!