Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Xung quanh cuộc sống của chúng ta, bạn có thể dễ dàng gặp những người có tật ngáy khi ngủ. Sự phổ biến này khiến người ta ít quan tâm đến những hiểm họa khôn lường của nó. Hiện nay, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ngủ ngáy là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare và tìm hiểu xem rốt cuộc ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Xung quanh cuộc sống của chúng ta, bạn có thể dễ dàng gặp những người có tật ngáy khi ngủ. Sự phổ biến này khiến người ta ít quan tâm đến những hiểm họa khôn lường của nó. Hiện nay, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ngủ ngáy là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare và tìm hiểu xem rốt cuộc ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

1. Ngáy là gì?

Ngáy là tiếng khàn hoặc rống xảy ra khi hơi thở bị ngăn trong lúc ngủ. Những âm thanh này do các mô ở đầu đường thở rung động và va chạm nhau gây ra. Đôi khi, ngáy là một triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra hàng đêm hoặc không liên tục.

Khi bệnh nặng, ngáy có thể gây thức giấc thường xuyên vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày. Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến người ngủ xung quanh.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

2. Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Chúng ta thường nhận biết ngủ ngáylà việc một người phát ra những âm thanh lạ khi ngủ. Nếu tìm hiểu, bạn sẽ hiểu nguyên nhân của những âm thanh này chính là do đường thở của người ngủ ngáy bị hẹp lại, và khi luồng không khí đi qua chỗ hẹp đó sẽ làm rung các niêm mạc xung quanh và tạo ra âm thanh khi ngủ

Với suy nghĩ của nhiều người, ngủ ngáy là một chuyện bình thường. Thế nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, ngủ ngáy có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan là tình trạng tổn thương viêm nhiễm vùng amidan có nguyên nhân xuất phát là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp xe thành bên họng và thậm chí là viêm thận, viêm khớp, viêm tim...

Viêm amidan mạn tính là bệnh amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần, 2 khối amidan to lên quá mức có khi gần đụng nhau ở giữa họng. Điều này làm cho đường thở bị hẹp lại gây ra ngáy to khi ngủ.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang tức là các vùng trống có vị trí tại xương sọ và xương mặt. Các xoang có thể bị viêm là xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, xoang hàm. Nhiều khi, bệnh nhân bị viêm nhiều xoang một lúc.

Viêm xoang là một trong những nguyên nhân khiến cho đường thở trong mũi bị tắc nghẽn, do đó gây ra chứngngủ ngáy cho người bệnh.

Ngoài viêm xoang, các bệnh khác như viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi cũng có thể làm cản trở đường thở trong mũi gây ra ngủ ngáy.

Cơ họng và cơ lưỡi

Một số người có cơ vùng họng và cơ lưỡi không hoạt động thường xuyên nên chúng gây cản trở đường thở. Ở những người sử dụng nhiều rượu bia và người cao tuổi, tình trạng này xuất hiện nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân vì sao người cao tuổi và người nghiện rượu thường xuyên bị ngủ ngáy.

Thừa cân, béo phì

Lớp mỡ dày ở cuống họng những người thừa cân, béo phì cũng có thể là một trong những nguyên nhân thường gặp làm cho đường thở của họ bị thay đổi cấu trúc, cản thở khí lưu thông.

Những người béo phì, cổ bạnh và có nọng mặt thường xuyên ngủ ngáy. Đôi khi, ở những bệnh nhân không bị béo phì nhưng có một khối u vùng cổ cũng có thể bị ngủ ngáy.

Những người hút thuốc nhiều

Những chất độc hại có trong thành phần của khói thuốc lá làm cho niêm mạc cổ họng sưng lên, khói thuốc ám vào cổ họng dẫn đến tình trạng ngủ ngáy.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

3. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ngủ ngáy?

Bác sĩ có thể hỏi người thường hay ngủ cạnh bạn một số câu hỏi về tần suất và cường độ ngáy để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu con bạn ngáy, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ nghiêm trọng của chứng ngáy.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

Xét nghiệm hình ảnh: chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc chụp cộng hưởng từ giúp kiểm tra cấu trúc của đường thở để tìm ra nguyên nhân gây ngáy, chẳng hạn như vách ngăn lệch;

Nghiên cứu giấc ngủ: tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng khác, bác sĩ có thể tiến hành nghiên cứu giấc ngủ. Dựa vào tình trạng bệnh và triệu chứng, bạn có thể được nghiên cứu giấc ngủ ở nhà hoặc tại trung tâm ngủ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kết nối nhiều thiết bị khi bạn ngủ và quan sát qua đêm để ghi lại sóng não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, các giai đoạn giấc ngủ, chuyển động mắt và chân.

4. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ngáy?

Để điều trị ngáy, đầu tiên bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, tránh uống rượu gần giờ đi ngủ, điều trị viêm nghẹt mũi, ngủ đủ giấc và tránh nằm ngửa khi ngủ.

Đối với chứng ngáy do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị:

Thiết bị dùng trong miệng

Gồm khuôn răng vừa vặn giúp nâng cao vị trí hàm, lưỡi và vòm miệng để giữ cho không khí đi qua. Nếu bạn chọn sử dụng thiết bị miệng, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nha khoa ít nhất sáu tháng một lần trong năm đầu tiên và sau đó ít nhất mỗi năm một lần để chắc chắn bạn phù hợp với thiết bị này và tình trạng sức khỏe không xấu đi;

Máy áp lực dương liên tục (CPAP)

Bạn cần phải đeo mặt nạ áp lực trên mũi khi ngủ. Mặt nạ gắn liền với máy bơm không khí nhỏ qua đường thở, giúp khí lưu thông liên tục.

Cấy vòm miệng

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm sợi polyester vào vòm miệng, khiến nó cứng lại và làm giảm ngáy.

Phẫu thuật truyền thống

Trong phẫu thuật uvulopalatopharyngoplasty (UPPP), bác sĩ sẽ gây mê và phẫu thuật thắt chặt, cắt ngắn những phần mô thừa từ cổ họng, tương tự như cắt nếp nhăn da nhưng là với họng.

Phẫu thuật laser

Phương pháp uvulopalatopharyngoplasty có hỗ trợ laser (LAUPPP), phẫu thuật ngoại trú cho chứng ngáy, bác sĩ sử dụng chùm laser nhỏ vừa bàn tay cầm để rút ngắn vòm miệng, loại bỏ các mô thừa, làm thoáng đường thở và giảm độ rung. Bạn cần phẫu thuật nhiều lần để loại bỏ ngáy hoàn toàn.

Cắt bỏ mô bằng tần số sóng

Trong điều trị này, bạn sẽ được gây tê cục bộ. Các bác sĩ sử dụng tín hiệu tần số vô tuyến cường độ thấp để thu nhỏ mô trong vòm miệng và giúp giảm ngáy. Tuy nhiên, hiệu quả của quy trình mới này cần phải nghiên cứu thêm. Nói chung, phương pháp này ít gây đau đớn hơn so với các loại phẫu thuật khác.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp bạn hạn chế ngủ ngáy

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Giảm cân

Những người thừa cân sẽ có các mô phụ trong họng dẫn đến ngáy. Vì vậy, giảm cân có thể giúp giảm ngáy.

Ngủ nghiêng

Nằm ngửa khiến lưỡi dễ rơi ngược vào cổ họng, làm hẹp đường thở và cản trở một phần không khí. Hãy thử ngủ nghiêng bằng cách nâng cao đầu giường khoảng 10 cm có thể giúp tư thế ngủ tốt hơn.

Sử dụng đồ dùng để nới rộng mũi bên ngoài

Dải keo dính dùng cho sống mũi giúp tăng diện tích mũi, tăng cường hô hấp. Một đồ dùng khác để nới rộng mũi là dải keo làm cứng bên ngoài có thể giúp làm giảm kháng lực không khí, do đó bạn thở dễ dàng hơn. Những thiết bị này không có hiệu quả cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Trị viêm xoang hay tắc nghẽn mũi

Dị ứng hoặc vách ngăn lệch có thể hạn chế không khí qua mũi, điều này buộc bạn phải thở bằng miệng, làm tăng khả năng bị ngáy ngủ.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Hạn chế hoặc tránh uống rượu và thuốc an thần

Tránh uống đồ có cồn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ và cho bác sĩ biết về chứng ngáy trước khi dùng thuốc an thần. Các thuốc này và rượu làm ức chế hệ thần kinh trung ương, khiến các cơ giãn quá mức, bao gồm các mô trong cổ họng.

Bỏ hút thuốc lá

Có thể làm giảm chứng ngáy cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Ngủ đủ giấc

Người lớn nên ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ phù hợp với từng trẻ. Trẻ mầm non nên ngủ 11 đến 12 tiếng một ngày, trẻ tiểu học (7 – 12 tuổi) cần ít nhất 10 tiếng để ngủ và thiếu niên cần phải ngủ từ 9 -10 giờ một ngày.

Trương Thủy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!