Người kì thị đồng tính có thể là đồng tính?

Sức khỏe giới tính - 11/24/2024

Sự độc đoán cũng như cái nhìn lệch lạc về vấn đề đồng tính của phụ huynh có thể manh nha định kiến trong đầu những đứa trẻ.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người kì thị đồng tính nên có cái nhìn toàn diện hơn. Bởi khi thể hiện thái độ gay gắt hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính thì rất có thể, chính những người này có khao khát thầm kín các mối quan hệ... đồng tính.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết, sự độc đoán cũng như cái nhìn lệch lạc về vấn đề đồng tính của phụ huynh có thể manh nha định kiến trong đầu những đứa trẻ về vấn đề này.

Giáo sư tâm lý học Richard Ryan, Đại học Rochester, đồng tác giả, nhận định: 'Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn có lối hành xử cảm tính đối một nhóm đối tượng 'thiểu số' nào đó, hãy tìm hiểu lí do. Khi những cảm xúc ấy vượt quá giới hạn, đã đến lúc chúng ta tự vấn bản thân'.

GS. Ryan trả lời trong một cuộc phỏng vấn của LiveScience: 'Đôi khi người ta kì thị người đồng tính vì họ cảm thấy sợ hãi ước muốn và khao khát của bản thân; hay nói cách khác, họ cố gắng rũ bỏ những điều ấy. Chúng ta nên cảm thông cho những người như thế bởi khi họ không chấp nhận những người khác, điều đó đồng nghĩa với việc họ không thể chấp nhận bản thân'.

Thiên hướng tình dục đồng giới 'kín'

Người kì thị đồng tính có thể là đồng tính?

Ảnh minh họa

Trong 4 nghiên cứu, các tác giả sử dụng một bài kiểm tra thời gian phản ứng trên những sinh viên đại học ở Đức và Mỹ. Kết quả cuối cùng, họ nhận thấy tính bất đồng giữa ý thức giới tính và biểu hiện giới tính ở những đối tượng trên.

Để có được kết quả như trên, các nhà khoa học yêu cầu sinh viên phân loại từ ngữ và hình ảnh chiếu trên màn hình thành các nhóm 'đồng tính' và 'thẳng'. Các từ bao gồm: 'đồng tính', 'thẳng', 'đồng tính', 'dị tính'; trong khi những bức tranh có hình cả cặp đôi dị tính và đồng tính. Trước mỗi thử nghiệm, họ sẽ đươc 'mồi' trước các từ như: 'tôi' hay 'người khác' nhấp nháy trên màn hình. Nếu người chơi có phản xạ nhanh hơn với từ 'tôi' và 'gay' và chậm hơn với từ 'tôi' và 'thẳng', thì đích thực họ có xu hướng tính dục đồng tính 'kín'. Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu cũng điều tra thiên hướng giới tính ẩn bằng cách cho người tham gia chọn một bức tranh đồng tính và dị tính trên máy tính.

Một bảng câu hỏi cũng được sử dụng để điều tra cách thức nuôi dạy con cái. Đối tượng tham gia nghiên cứu được yêu cầu trả lời một số câu hỏi như: mức độ đồng ý hay không đồng ý của họ đối với phát biểu phát biểu sau: 'Tôi cảm thấy áp lực và bị kiểm soát ở một mức độ nào đó'; 'Tôi cảm thấy tự do vì tôi được sống như những gì mình muốn'.

Bên cạnh đó, để đánh giá thái độ kì thị đồng tính trong một gia đình, các sinh viên tham gia nghiên cứu phải bộc lộ phản ứng của mình trong những tình huống: 'Mẹ tôi rất khó chịu khi tôi ở một mình với bạn đồng tính nữ' hay 'Bố tôi tránh người đồng tính nam bất cứ khi nào có thể'.

Những phản ứng đó có thể tiết lộ mức độ kì thị đồng tính công khai hay thầm kín của các sinh viên trên. Đối với bài kiểm tra điền từ, họ phải đã viết ba chữ đầu tiên xuất hiện trong đầu khi được cung cấp một vài chữ cái trong từ. Người ta cố ý chèn thêm một số từ liên quan đến vấn đề 'đồng tính' để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến vốn từ họ thường xuyên sử dụng.

Ảnh hưởng từ phụ huynh

Trong tất cả các nghiên cứu, những người có bố mẹ ủng hộ và chấp thuận người đồng tính thì có xu hướng đồng nhất giữa ý thức giới tính và thể hiện giới tính. Trong khi đó, ở những gia đình bố mẹ độc đoán, kết quả trên hoàn toàn trái ngược.

Tác giả Netta Weinstein, giảng viên tại Đại học Essex (Anh) có nói trong một tuyên bố: 'Trong một xã hội mà người dị tính chiếm đa số, chấp nhận bản thân khác biệt có thể là một thách thức đối với nhiều người đồng tính. Nhưng trong một gia đình áp đặt và kì thị đồng tính, có khuynh hướng tính dục thiểu số quả là điều đáng sợ'.

Người kì thị đồng tính có thể là đồng tính?

Ảnh minh họa

Những người tham gia nghiên cứu mặc dù khẳng định ý thức tính dục dị tính, nhưng ẩn sâu trong họ là ham muốn mối quan hệ đồng tính thường có cái nhìn gay gắt đối với người đồng tính như kì thị, ủng hộ những điều luật phân biệt đối xử cũng như là ủng hộ những hình phạt nặng đối với người đồng tính.

Nghiên cứu có thể giải thích nguyên nhân của sự bạo hành và tội ác do 'hội chứng sợ đồng tính' gây nên. Người phủ nhận xu hướng tính dục của bản thân có lẽ cũng không thừa nhận bố mẹ họ là những người độc đoán và kì thị đồng tính. Cùng với đó, họ có cảm giác bất an khi tiếp xúc với người đồng tính. Những thái độ chỉ trích đối với người đồng tính suy cho cùng có thể là do xung đột của nhiều khuynh hướng tính dục bên trong đối tượng này.

Các nhà khoa học cho biết, những xung đột nội tại này có thể thấy trong một số trường hợp điển hình. Một vài nhân vật của công chúng được biết đến như là người kì thị đồng tính lại bị bắt gặp có hành vi tình dục đồng tính. Ví dụ như trường hợp của nhà truyền giáo tin lành Ted Haggard. Ông là người phản đối hôn nhân đồng tính nhưng lại bị dính vào vụ bê bối liên quan đến tình dục đồng giới năm 2006. Và trong năm 2010, nhà hoạt động xã hội tích cực cũng đồng thời là người đồng sáng lập Family Research Council (Ủy ban nghiên cứu về gia đình) George Rekers đã bị bắt gặp cùng với người hộ tống nam của mình thuê từ trang web Rentboy.com. Anh chàng hộ tống này xác nhận Rekers là người đồng tính.

'Chúng ta thường chế nhạo những kẻ đạo đức giả như vậy, nhưng trên thực tế, chính những người đó là nạn nhân của sự chèn ép và luôn có cảm giác mối đe dọa ngày càng lớn', Ryan nói, 'Chứng sợ đồng tính là một vấn đề nghiêm túc. Đôi khi nó có thể gây ra nhiều hậu quả bi thảm'.

Xem 'tất tần tật' tin bài về đồng tính tại đây

Ngọc Luyện (Theo livescience)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!