Nguy cơ mù lòa khi mắt bỗng dưng nhìn mờ

Sống khỏe mạnh - 04/30/2024

Nhiều người cho rằng nhìn mờ đơn giản do làm việc nhiều, mắt bị bụi... mà không biết đó là dấu hiệu của bệnh mắt nguy hiểm.

Nhìn mờ do bong/xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm... rất nguy hiểm bởi nó phản ánh sự tổn thương các cấu trúc vô cùng quan trọng, nằm sâu bên trong mắt. Các biện pháp chăm sóc mắt thông thường và can thiệp từ bên ngoài không mấy tác dụng mà cần tác động ở cấp độ phân tử tế bào mới ngăn chặn được nguy cơ giảm thị lực, mù lòa.

Phần lớn bệnh nhân mọi người thường xem nhẹ biểu hiện nhìn mờ, dẫn đến các bệnh nguy hiểm chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ mù lòa ngày càng tăng cao. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trên 75% trường hợp mù lòa có thể phòng tránh nếu được phát hiện sớm. Do vậy, khi mắt có biểu hiện nhìn mờ, cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu của tổn thương dưới đây để nhận biết bệnh lý mắt nghiêm trọng:

Thoái hóa hoàng điểm:Khi bị thoái hóa hoàng điểm, người bệnh gặp tình trạng nhìn mờ ở vùng trung tâm, ví dụ như khi nhìn vào ai đó, chỉ nhận thấy được tay, chân, không thấy rõ mặt; đôi khi nhìn mờ đột ngột, nhìn hình biến dạng, méo mó, mờ và nhạt màu; nhìn một hình thành hai hình.

Nguy cơ mù lòa khi mắt bỗng dưng nhìn mờ

Đừng bỏ qua tình trạng nhìn mờ dù tình trạng này xảy ra thoáng qua hay thường xuyên.

Đục thủy tinh thể:Thủy tinh thể làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ, cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Thủy tinh thể bị đục sẽ dẫn đến tình trạng nhìn mờ ở khoảng cách xa; nhìn mờ vào ban ngày và lóa vào ban đêm hoặc thấy quầng sáng quanh đèn; nhìn màu sắc của sự vật không chuẩn; nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.

Biến chứng võng mạc tiểu đường: Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường huyết cao làm tăng tính thấm thành mạch gây tắc nghẽn, phù nề, thiếu oxy tại hệ thống mao mạch, dẫn đến nhiều rắc rối xảy ra trên võng mạc như xuất tiết, xuất huyết, bong võng mạc, phù hoàng điểm. Mặt khác còn làm thay đổi kích thước và khả năng điều tiết của thủy tinh thể; gây xuất huyết dịch kính...

Giai đoạn bệnh tiến triển nặng - tổn thương nghiêm trọng hoặc khi lượng đường huyết tăng cao, 300- 400mg/dl - mắt có thể mất cảm nhận màu sắc, mất thị lực tạm thời (đột ngột), cuối cùng là mất thị lực vĩnh viễn. Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới cảnh báo, người bị tiểu đường có nguy cơ mù lòa tăng gấp 25 lần so với người bình thường.

Ở cả 3 nhóm tổn thương trên, giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy nhìn mờ, không đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện kèm các triệu chứng nhức, mỏi, khô mắt, giảm điều tiết mắt, các tổn thương thực thể về cấu trúc mắt... khiến tình trạng mờ mắt trầm trọng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt và đe dọa mất thị lực, khó can thiệp điều trị.

Nguy cơ mù lòa khi mắt bỗng dưng nhìn mờ

Phát hiện mới giúp phòng và điều trị bệnh mắt nguy hiểm

Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện mối liên quan mật thiết của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE với 3 nhóm bệnh mắt (đều có dấu hiệu ban đầu, phổ biến là mờ mắt) đe dọa nguy cơ mù lòa là thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể và biến chứng võng mạc tiểu đường.

Vốn là lớp nuôi dưỡng hệ thống tế bào thị giác, cân bằng tỷ lệ các thành phần protein của thủy tinh thể đồng thời là hàng rào bảo vệ các cấu trúc quan trọng của mắt trước sự tấn công của chất độc hại, RPE khỏe mạnh là tiền đề cho đôi mắt sáng khỏe, tinh anh.

Với các bệnh mắt nguy hiểm, có nguyên nhân do tổn thương cấu trúc bên trong như thủy tinh thể và võng mạc, thì những cách chăm sóc, vệ sinh mắt bên ngoài như đeo kính, rửa mắt không phát huy được hiệu quả và cải thiện tình trạng bệnh.

Bổ sung đơn lẻ vitamin hay dùng các thực phẩm bổ mắt như gan, các loại củ quả màu xanh đậm, màu đỏ... là cần thiết nhưng chưa phải là giải pháp toàn diện. Người bệnh càng không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid, thuốc giãn đồng tử... vì dùng lâu dễ gây viêm nhiễm nấm, vi khuẩn, teo dây thần kinh thì giác, tăng nguy cơ giảm hoặc mất hẳn thị lực.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa trên thế giới, mắt cần được nuôi dưỡng và chăm sóc từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt như tinh chất Brocophane và giúp tăng cường Thioredoxin – một loại protein phân tử nhỏ có mặt trong khắp cơ thể, giúp bảo vệ mắt, đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc, chức năng của thủy tinh thể và hoạt động của võng mạc một cách hiệu quả và an toàn.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong Wit giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho mắt.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên bảo vệ RPE bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa.

Hiệp hội Nhãn khoa Thế giới cũng đặc biệt lưu ý, cộng đồng cần thăm khám mắt định kỳ, đi khám ngay khi có dấu hiệu nhìn mờ để kịp thời phát hiện bệnh mắt nguy hiểm nếu không may mắc phải, từ đó có hướng can thiệp tích cực từ sớm, tránh nguy cơ mù lòa.

Video cơ chế tác động của Broccophane trong bảo vệ thủy tinh thể:

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương Thu

Nguyên giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM
Giám đốc Bệnh viện Kỹ thuật cao Phương Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!