Nhai singum hay cắn móng tay làm hư khớp thái dương - hàm

Chăm sóc răng miệng - 03/29/2024

Khớp thái dương – hàm, là các cơ và khớp ở hàm cho phép bạn đóng và mở miệng. Nằm ở hai bên đầu, khớp thái dương – hàm hoạt động cùng các cơ, dây chằng và xương hàm khi bạn nhai, nói hoặc nuốt. Chúng cũng kiểm soát hàm dưới khi di chuyển về …

Khớp thái dương – hàm, là các cơ và khớp ở hàm cho phép bạn đóng và mở miệng. Nằm ở hai bên đầu, khớp thái dương – hàm hoạt động cùng các cơ, dây chằng và xương hàm khi bạn nhai, nói hoặc nuốt. Chúng cũng kiểm soát hàm dưới khi di chuyển về phía trước, phía sau và hai bên. Khớp thái dương – hàm đều có đĩa đệm giữa các khớp. Các đĩa đệm đóng vai trò đệm đỡ cho các lực, đồng thời cho phép hàm mở rộng, xoay hoặc trượt.

Bất kỳ vấn đề nào khiến hệ thống cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hàm hoạt động sai lệch đều có thể gây ra chứng rối loạn khớp thái dương – hàm.

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn khớp thái dương – hàm là gì?

  • Đau hàm;
  • Đau trong và xung quanh tai;
  • Khó nhai hoặc cảm thấy khó chịu khi nhai;
  • Đau mặt;
  • Hàm bị khóa, khiến việc đóng, mở miệng trở nên khó khăn.

Rối loạn khớp thái dương – hàm cũng có thể gây ra âm thanh lách cách hoặc cảm giác có tiếng kèn kẹt khi bạn mở miệng hoặc nhai. Chứng rối loạn khớp này không gây cảm giác đau cho bạn và không nguy hiểm. Bạn có thể không cần điều trị vì rối loạn sẽ tự khỏi theo thời gian.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị rối loạn khớp thái dương – hàm?

Hãy lưu tâm đến các thói quen có thể gây tổn hại đến khớp thái dương – hàm như siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc cắn bút. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp làm giảm chứng rối loạn xương hàm khớp thái dương – hàm:

Tránh sử dụng cơ hàm quá mức

Bạn nên ăn thức ăn mềm. Cắt thực phẩm thành miếng nhỏ. Tránh xa thực phẩm dính hoặc dai. Tránh nhai kẹo cao su.

Căng cơ và massage

Bác sĩ, nha sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập để củng cố và căng cơ hàm cũng như xoa bóp các cơ bắp.

Chườm nóng hoặc lạnh

Áp khăn đã nhúng qua nước ấm hoặc đá lạnh lên mặt có thể giúp làm dịu cơn đau.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy đến bệnh viện nếu xương hàm của bạn đau dai dẳng, hoặc khi bạn không thể đóng hay mở hàm hoàn toàn. Bác sĩ, nha sĩ hoặc chuyên gia về khớp xương hàm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn khớp thái dương – hàm?

Bạn có thể thử những điều sau để phòng ngừa rối loạn khớp thái dương – hàm:

  • Nếu thỉnh thoảng bị đau xương hàm, bạn nên tránh nhai kẹo cao su, cắn bút hay móng tay. Tránh ăn các thức ăn cứng hoặc dai. Khi ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới;
  • Đến nha sĩ nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ và cắn chặt quai hàm. Nha sĩ có thể hỗ trợ điều trị cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!