Hãy nhớ lại những lần đi khám bác sĩ mỗi khi bạn bị ốm. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao bác sĩ luôn yêu cầu bạn há miệng to và thè lưỡi ra để kiểm tra không?
Bác sĩ không chỉ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm của lưỡi mà còn nhìn màu sắc của nó nữa. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng lưỡi chỉ có nhiệm vụ duy nhất là nếm thức ăn và nói chuyện. Tuy nhiên, bạn còn quên mất một đặc tính quan trọng khác.
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, lưỡi có thể phần nào nói lên được tình trạng sức khoẻ của một con người.
Bởi vì lưỡi chứa rất nhiều mạch máu và khi chúng ta nuốt nước bọt liên tục là lúc lưỡi được làm sạch không ngừng. Đó cũng là cách ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong màu sắc, kết cấu và độ ẩm của lưỡi sẽ xác định tình trạng sức khỏe của bạn.
Màu sắc của lưỡi sẽ nói bạn bị bệnh gì (ảnh: Internet)
Bạn nên thường xuyên kiểm tra lưỡi bằng cách đứng trước gương, nhìn vào lưỡi một cách cẩn thận ở tất cả các hướng. Với một người khoẻ mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng. Dưới đây là những dấu hiệu ở lưỡi bạn cần phải chú ý.
1. Lưỡi đỏ
Khi cơ thể bạn nóng thì lưỡi sẽ có màu đỏ và hơi sưng. Sự thiếu hụt vitamin, sốt và bệnh Kawasaki là những nguyên nhân khiến lưỡi chuyển sang màu đỏ. Vitamin ở đây là B12, B3 và sắt.
2. Lưỡi đen
Tình trạng này vô hại, chủ yếu xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi vi khuẩn và nấm men bị mắc dính theo bề mặt trung tâm của lưỡi, do đó tạo nên mảng đen trên mặt lưỡi.
Màu sắc lưỡi nâu là do thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, cà phê. Để cải thiện tình trạng lưỡi đen, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn.
3. Lưỡi trắng
Lưỡi có màu trắng thể hiện tình trạng mất nước, bị viêm miệng hoặc nấm men nhiễm trùng hay leukoplakia – một sự gia tăng quá mức của các tế bào trên bề mặt lưỡi, thường thấy ở những người hút thuốc.
Vì thế, nếu thấy xuất hiện màu trắng ở lưỡi, bạn hãy uống nhiều nước và duy trì vệ sinh răng miệng tốt.
4. Lưỡi vàng
Nguyên nhân gây ra lưỡi vàng cũng giống như lưỡi đen. Lưỡi vàng xảy ra do sự hình thành của nấm men trên bề mặt lưỡi do vệ sinh răng miệng không tốt. Và cách tốt nhất để cải thiện vấn đề là bạn phải vệ sinh răng miệng tốt.
5. Lưỡi nâu
Lưỡi nâu được xem là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư da giai đoạn đầu, hay còn gọi là melanoma. Nếu bạn có một đốm nâu trên lưỡi mà nó đã biến đổi sang màu tối hơn thì tốt nhất hãy đi khám ngay lập tức.
6. Lưỡi tím
Viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh được xem là những nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi tím. Vì thế, hãy bổ sung các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!