Phần lớn các mẹ bầu đều có cảm giác lo sợ đối với những cơn đau khi sinh con. Thế nhưng, với sự phát triển của y học, các chị em có thể lựa chọn phương pháp sinh không đau để “tránh” phải đau đẻ. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu về những điểm lợi và hại củasinh không đauđể chị em cân nhắc trước khi lựa chọn.
Ưu điểm của phương pháp sinh không đau
– Phương pháp sinh không đau (hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng) có lộ trình giảm đau hiệu quả, được xuyên suốt cuộc sinh nở.
– Thông qua việc điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc, bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau. Điều này rất quan trọng bởi khi quá trình chuyển dạ xảy ra, em bé bắt đầu tuột xuống đường sinh, thuốc tê không đủ để có thể kiểm soát được cơn đau hoặc mẹ bầu có thể bất ngờ thấy đau ở những vùng khác.
– Mẹ bầu sẽ hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được quá trình chuyển dạ của mình vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng. Thế nên, vì bạn không cảm thấy cơn đau nên bạn có thể nghỉ ngơi, thậm chí là ngủ thiếp đi để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã xong.
– Khi gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ là có thể tiếp cận với em bé.
– Ống truyền dùng trong phương pháp sinh này có thể được dùng để truyền thuốc tê khi bạn cần phải đẻ mổ hoặc để thắt ống dẫn trứng sau khi sinh xong.
Nhược điểm của phương pháp này
– Chị em sẽ phải giữ nguyên một tư thế không dễ chịu với chiếc bụng bầu trong thời gian từ 10-15 phút khi ống truyền vào khoang ngoài màng cứng được đặt. Sau đó còn có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để thuốc phát huy hết tác dụng. Đây là một bất lợi nho nhỏ để làm vô hiệu cái đau khủng khiếp hàng giờ sau đó.
– Chị em có thể bị mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi thuốc tan tuỳ vào loại thuốc và liều lượng được tiêm. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu chuyển dạ, chị em có thể được gây tê một chút để cảm thấy thoải mái trong khi vẫn có cảm giác chân và đi lại bình thường.
– Khi gây tê ngoài màng cứng cũng khiến bạn phải gắn các ống truyền, thường xuyên theo dõi huyết áp của cơ thể và liên tục kiểm tra thai.
– Việc gây tê ngoài màng cứng thường khiến giai đoạn chuyển dạ kéo dài hơn. Khi mất cảm giác ở phần dưới cơ thể sẽ làm yếu phản xạ đẩy xuống khiến mẹ bầu sẽ khó khăn hơn khi rặn em bé. Mẹ bầu có thể muốn giảm liều gây tê khi đang rặn nhưng điều này có thể mất thêm thời gian để thuốc giảm tác dụng. Khi đó, mẹ bầu có thể thấy đau khủng khiếp trở lại.
– Việc gây tê ngoài màng cứng khiến chị em có thể phải được trợ sinh bằng máy hút và kẹp forcep để đưa em bé ra. Điều này làm tăng nguy cơ rách âm đạo, có thể làm em bé bị bầm tím.
– Trong một số trường hợp, việc gây tê ngoài màng cứng có thể khiến tác dụng giảm đau không đều.
– Thuốc gây tê dùng trong phương pháp này có thể khiến hạ huyết áp tạm thời và giảm lượng máu đến bé khiến nhịp tim của bé giảm. Đây cũng là điều khiến nhiều chị em lo lắng chị nhắc tới lợi và hại của sinh không đau.
Kinh nghiệm sinh mổ ở viện C dành cho các mẹ chuẩn bị vượt cạn
Danh sách "đồ nghề" không thể thiếu khi đi đẻ ở viện
Những địa chỉ vàng sinh con không đau tại Hà Nội mà mẹ nên biết
Mẹ bầu nên biết những điều này để đẻ thường không đau
Những bệnh viện áp dụng phương pháp sinh không đau tại TP.HCM
– Không những thế, thuốc gây mê có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của mẹ bầu. Nó cũng có thể khiến chị em cảm thấy buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với hình thức là dùng thuốc gây mê toàn thân.
– Chính thuốc gây tê dùng trong phương pháp này có thể khiến mẹ mất cảm giác buồn tiểu thế nên, chị em có thể được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ.
– Việc gây tê ngoài màng cứng cũng khiến tăng khả năng sản phụ bị sốt trong khi chuyển dạ. Vấn đề này tuy không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bé nhưng do hiện tượng sốt chưa rõ ràng nên nhiều mẹ và bé có xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết.
– Hiện tượng gây tê ngoài màng cứng có liên hệ với tỷ lệ ngôi thai ngược lúc sinh cao hơn. Đồng thời, sản phụ sinh con ngôi ngược sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn và có thể phải đẻ chỉ huy với thuốc kích đẻ Pitocin.
– Có khoảng 1/100 sản phụ trả lời rằng họ bị đau đầu nghiêm trọng kéo dài trong vài ngày sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Nguyên nhân có thể do rò rỉ dịch não tuỷ, chị em nên nằm càng yên càng tốt trong khi đặt kim để hạn chế nguy cơ trên.
– Gây tê ngoài màng cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và có thể gây tổn thương hoặc nhiễm trùng tế bào thần kinh nhưng chỉ là trường hợp cực hiếm.
Như vậy, lợi và hại củasinh không đaulà như thế. Để thực hiện được phương pháp này, chị em cần cân nhắc kỹ, nếu không thực sự cần thiết thì nên sinh thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!