Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Kiến Thức Y Học - 05/01/2024

Chốc lở là một bệnh da rất dễ lây chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Chốc lở thường có biểu hiện như những vết màu đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng của trẻ. Mặc dù nó thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vết cắt hoặc côn trùng cắn, nó cũng có thể phát triển trên da hoàn toàn khỏe mạnh.

Chốc lở là một bệnh da rất dễ lây chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Chốc lở thường có biểu hiện như những vết màu đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng của trẻ. Mặc dù nó thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vết cắt hoặc côn trùng cắn, nó cũng có thể phát triển trên da hoàn toàn khỏe mạnh.

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Chốc lở mép là gì?

Chốc lở mép, hay còn gọi là chốc mép, do khá nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó thường gặp nhất là do virus gọi là mụn rộp ở mép. Đây là một bệnh da liễu lành tính nhưng tỉ lệ lây lan khá cao và thường tái phát nhiều lần. Virus này có thể có trong nước bọt, nước mũi và cả nước mắt.

Ngoài ra bện còn có thể do nguyên nhân khác gây nên đó là từ một loại nấm có tên là Candida albicans. Loại nấm này có các bào tử xuất hiện ở khắp nơi chỉ chờ khi cơ thể của chúng ta bị suy giảm sức đề kháng hay mệt mỏi là chúng tấn công ngay lập tức gây ra tình trạng viêm khóe miệng.

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến chốc lở mép

Có hai loại vi khuẩn gây chốc lở: Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là phổ biến nhất và Streptococcus pyogenes (strep). Cả hai loại vi khuẩn có thể sống vô hại trên da cho đến khi nhập thông qua một vết cắt hoặc vết thương khác và gây nhiễm trùng.

Ở người lớn, chốc lở thường là kết quả của tổn thương da – thường là do điều kiện khác về da như viêm da. Đối với trẻ em, thường hay bị lây nhiễm thông qua cạo, cắt tóc hoặc côn trùng cắn, nhưng cũng có thể phát triển chốc lở mà không phải bất kỳ thiệt hại đáng kể cho da.

Tiếp xúc với các vi khuẩn gây chốc lở khi tiếp xúc với các vết loét của một ai đó bị nhiễm bệnh hoặc với mục, chẳng hạn như quần áo, khăn mặt, khăn trải giường và thậm chí cả đồ chơi. Khi đã bị nhiễm bệnh, có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Vi khuẩn tụ cầu khuẩn sản xuất ra một loại độc tố là nguyên nhân gây chốc lở lan rộng cho da gần đó. Các chất độc tấn công một loại protein giúp các tế bào da liên kết với nhau. Khi protein này bị hư hỏng, vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng.

Các triệu chứng bệnh chốc lở

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng của chốc lở:

- Vết loét đỏ nhanh chóng vỡ trong vài ngày và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu

- Ngứa

- Không đau, chất lỏng chứa đầy mụn nước

- Trong hình thức nghiêm trọng hơn – đau đớn, chất lỏng hoặc vết loét đầy mủ chuyển thành loét sâu

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Xử lý thế nào khi bị lở mép?

Nguyên tắc quan trọng nhất khi bị lở mép là cần xử trí đúng, tránh lây lan, vì thế cần lưu lý những điểm dưới đây:

- Tuyệt đối không gãi những tổn thương vì như vậy chỉ làm cho virus lây lan tới các vị trí khác trên cơ thể đặc biệt là khuôn mặt. Cũng dựa trên nguy cơ này mà bệnh nhân tuyệt đối không được chọc vỡ mụn nước, không bóc vảy.

- Đắp khăn lạnh lên chỗ đau để giảm triệu chứng đau rát, ngứa.

- Rửa tay thật sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước.

- Tránh dùng chung các đồ dùng vệ sinh như khăn mặt, bàn chải đánh răng thậm chí là chung giường.

- Chỉ nên dùng khăn giấy dùng một lần.

- Cần giữ nhất là mắt không bị nhiễm virus vì thế tránh dịu mắt, nếu đeo kính áp tròng cần vệ sinh cẩn thận.

- Không ôm, hôn người khác đặc biệt là trẻ sơ sinh.

- Nếu bị lở mép kéo dài, tái phát nhiều lần cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn rõ hơn.

Với những người xung quanh cần phòng tránh bệnh bằng cách chú ý dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ đặc biệt là trước và sau khi ăn. Hạn chế tiếp xúc với người bị lở mép.

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Sữa chua

Sữa chua cũng là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng và quen thuộc đối với chúng ta. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn tốt giúp bạn chống nhiễm trùng hiệu quả, không chỉ vậy sữa chua còn giúp bạn tăng độ ẩm cho đôi môi, đặc biệt còn bổ sung thêm và khắc phục được triệu chứng chốc lở mépvô cùng hiệu quả.

Nước ép nha đam

Nha đam có công dụng rất lớn trong việc trị bệnh chốc lở mép, trong gel cây nha đam chứa nhiều chất giúp bạn làm giảm tình trạng viêm nhiễm, bạn nên uống một ly nước ép nha đam mỗi ngày khi bụng đang đói là tốt nhất.

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Mật ong

Mật ong rất tốt cho cơ thể, bạn có thể ăn mật ong mỗi ngày hoặc bôi mật ong vào những chỗ loét trên miệng, tính chống viêm và kháng khuẩn của mật ong sẽ giúp bạn xoa dịu những cơn đau dochốc lở mép gây ra, chữa viêm da dị ứng,...

Bổ sung vitamin B2

Bạn có thể lựa chọn cho cơ thể mỗi ngày các loại vitamin B2 như các loại thuốc viên nén hoặc dạng siro. Bạn nên sử dụng chúng để giúp cho việc làm giảm chứng đau chốc lở miệng, vitaminB2 này có trong những thực phẩm thiên nhiên từ các loại rau xanh lá như xà lách, rau bina, súp lơ...

Dưa leo

Bạn có thể ăn dưa leo hàng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể để cơ thể mát hơn, đồng thời có thể chà sát mạnh miếng dưa leo lên những vùng vị chốc lở, dưa leo sẽ làm bạn giảm đau và sưng tấy vô cùng hiệu quả.

Khế

Trong khế có vị chua có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt, giúp thanh nhiệt, giải độc... Bạn chỉ cần lấy khế cắt mỏng, giã nát cho vào nồi thêm nước đun sôi, để nguội và ngậm hàng ngày nó sẽ rất có tác dụng.

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Một số loại thực phẩm chứa chất xơ như: táo, atiso, lúa mạch, các loại đậu, bông cải xanh, bột yến mạch, ngũ cốc, đu đủ, bí ngô... Đây là một trong những biện pháp tốt nhất giúp bạn làm giảm triệu chứng viêm loét miệng.

Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng, người bị bệnh chốc lở nên bổ sung rau xanh hàng ngày, một số loại rau xanh nên ăn như: rau má, diếp cá... Bạn có thể ăn sống hoặc nấu canh để ăn, xay lấy nước uống hàng ngày cũng vô cùng hiệu quả.

Những món ăn chữa chốc lở mép hiệu quả

Cà chua

Cà chua có vị chua, ngọt nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, vì vậy bạn nên bổ sung nguồn thực phẩm cà chua hàng ngày khi bị nhiệt miệng. Bạn có thể ăn sống nấu chín hoặc uống nước ép cà chua mỗi ngày.

Thịt gia cầm

Thịt gia cầm cũng rất có lợi trong việc chữa bệnh chốc lở mép, một số loại thịt gia cầm co tính mát bạn nên ăn như thịt ngan, thịt vịt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Bị chốc lở mép cần tránh các thực phẩm nào?

Bạn nên lưu ý hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam chanh, quýt, những loại thức ăn cay hoặc giòn, thực phẩm đông lạnh cũng như thực phẩm có sẵn như xúc xích, heo quay, cá hộp, hamburger, khoai tây chiên... Hoặc tiêu thụ quá nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá, nước ngọt, soda, chất lên men...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!