Những 'phương thuốc nhà nghèo' để chữa bệnh 'nhà giàu'

Người bệnh ăn gì - 11/24/2024

Có những thực phẩm vừa rẻ tiền, có sẵn trong căn bếp của mỗi nhà nhưng lại rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh gút.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Bệnh gút là một loại viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axít uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp.

Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau buốt cường độ cao, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nguy cơ gây biến dạng khớp cao và có thể dẫn đến tàn phế.

Thông thường, axit uric sẽ được điều tiết và phân huỷ vào trong máu, sau đó được đào thải qua thận để ra ngoài.

Thế nhưng, quá trình trao đổi monosodium urat bất thường có thể dẫn đến sự tích tụ của axit uric, hình thành những tinh thể bám vào khớp.

Nam giới ở độ tuổi trung niên (từ 40 trở lên) là nhóm đối tượng dễ có khả năng bị mắc bệnh nhất, do các gen bị trục trặc thường có ở nam và họ thường uống rượu bia thường xuyên.

Ngoài gây suy giảm chức năng của thận, gút còn biểu hiện ở sự lắng đọng của axit uric tạo ra những khối u, cục gọi là hạt tophi (topus) tích lũy trong màng xung quanh khớp, thậm chí gây sỏi thận.

Những 'phương thuốc nhà nghèo' để chữa bệnh 'nhà giàu'

Bệnh gút gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Nồng độ axít uric đặc biệt tăng cao đối với nam giới ở tuổi dậy thì và ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới sớm hơn nữ.

Yếu tố di truyền, béo phì, uống nhiều rượu bia, ăn quá nhiều thịt đỏ và các loại cá béo, hải sản, chấn thương, mất nước, hóa xạ trị... là nguyên nhân có thể gây ra bệnh gút .

Ngoài ra, lạm dụng một số loại thuốc, cụ thể như aspirin, allopurinol và axit probene, axit nicotinic, thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp cũng có thể dẫn tới bệnh này.

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau buốt dữ dội tại một hay nhiều khớp như đầu gối, ngón chân - tay hoặc mắt cá chân, khuỷu tay vào ban đêm hoặc sáng sớm khi thức dậy.

Những thực phẩm 'đẩy lùi' bệnh gút

Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong.

Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp đẩy lùi các cơn đau do bệnh gút gây ra mà bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà.

Tỏi

Bệnh nhân gút được khuyên ăn 3-4 tép tỏi/ngày để giảm thiểu các tác hại do gút gây ra.

Sơri

Loại quả này có chứa hàm lượng anthocyanins cao, có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, làm tăng tác dụng của allopurinol trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh gút.

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân gút nên ăn từ 10-12 trái anh đào/ngày để giảm các cơn đau do gút gây ra.

Những 'phương thuốc nhà nghèo' để chữa bệnh 'nhà giàu'

Tỏi, giấm táo là trợ thủ đắc lực giúp đẩy lùi cơn đau do gút gây ra (Ảnh minh họa: Internet)

Giấm táo - mật ong

Bạn có thể lấy một muỗng cà phê mật ong, trộn với 3-4 muỗng cà phê giấm táo, rồi pha lẫn với 1 ly nước ấm.

Nhâm nhi loại nước này mỗi ngày sẽ giúp đánh tan các cặn lắng trong khớp, giãn cơ, nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau đớn ở chỗ sưng, viêm.

Nho

Ăn nho mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết các độc tố có nguồn gốc từ axit uric. Các thành phần có trong nho phản ứng với các tinh thể muối urat, hòa tan và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, nho giàu vitamin C, đánh tan các cặn lắng trong khớp, rất tốt cho bệnh nhân gút.

Đậu côve

Nước ép từ đậu côve có thể ngay lập tức xoa dịu cơn đau do bệnh gút gây ra.

Bạn có thể trộn 1ít bột mù tạt và 1ít bột lúa mì với nước ép đậu, đắp hỗn hợp trên lên phần bị sưng, viêm do gút. Để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất, bạn nên đắp lúc trước khi đi ngủ và để qua đêm.

Cải xoong

Cải xoong chứa đầy đủ hàm lượng các vitamin và khoáng chất. Loại rau tốt cho thận này có chức năng loại bỏ lượng axit uric thừa ra khỏi cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!